Nâng cao giá trị, ‘đổi đời’ nhờ cây chè

(LĐTĐ) Từ lâu, cây chè được biết đến là “đặc sản” của nhiều tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, hương vị của mỗi loại không giống nhau do thổ nhưỡng canh tác và phương pháp chế biến khác nhau của mỗi địa phương. Ở Hà Nội, tận dụng thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây chè, nhiều địa phương đã nhân rộng mô hình trồng chè an toàn. Mô hình này đã và đang giúp nhiều nông dân làm giàu, góp phần phát triển kinh tế.  
nang cao gia tri doi doi nho cay che Người thương binh với khao khát về sản phẩm chè sạch
nang cao gia tri doi doi nho cay che Nhân rộng diện tích trồng hoa, cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao
nang cao gia tri doi doi nho cay che Đổi thay nhờ cây chè

Xã Hòa Thạch (huyện Quốc Oai) là một trong những vùng trồng chè lớn của Thủ đô. Trước kia, chè của Hòa Thạch đã từng xuất khẩu tới các nước Đông Âu, song do nhiều nguyên nhân, diện tích chè ở đây bị giảm dần và người dân không còn mặn mà với loại cây trồng chủ lực này.

Để tận dụng những tiềm năng, thế mạnh vốn có cùng với sự xúc tiến của UBND xã Hòa Thạch, và UBND huyện Quốc Oai, năm 2012, công tác khôi phục, cải tạo diện tích chè cũ được tiến hành.

Năm 2016, mô hình trồng mới, cải tạo giống chè già cỗi với diện tích 4ha và mô hình trồng 10ha sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã bước đầu định hình, từng bước trở thành vùng nguyên liệu lớn cho các công ty sản xuất chế biến chè.

Đáng chú sy, thông qua việc đẩy mạnh sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, có tính an toàn và ít độc hại thì số lần dùng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè ở xã Hòa Thạch cũng được chú trọng giảm thiểu tối đa.

nang cao gia tri doi doi nho cay che

Mô hình trồng chè theo quy trình VietGAP tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai đang từng bước phát huy được hiệu quả kinh tế. Ảnh: Đinh Luyện

Nằm ở vị trí xa nhất của thành phố Hà Nội, huyện Ba Vì được biết đến là vùng đất còn nhiều khó khăn với địa hình chủ yếu là đồi núi. Trước khi sát nhập về Thủ đô, Ba Vì trong tiềm thức của nhiều người là con đường sỏi đá, dốc đồi quanh co, sỏi đá vô cùng khó đi, những ngôi nhà lụp xụp nằm im lìm phía dưới chân núi, hệ thống điện, đường, trường, trạm còn nhiều hạn chế, cuộc sống của người dân thiếu thốn trăm bề.

Tuy nhiên, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như được sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự “tiếp sức” của các cấp, ngành người dân huyện Ba Vì đã và đang từng ngày nỗ lực, vươn lên thoát nghèo. Làng chè xã Ba Trại là ví dụ.

Tại đây, cây chè dần dần làm thay đổi diện mạo Ba Trại, đưa địa phương trở thành một vùng nông thôn mới, người dân đoàn kết phát triển kinh tế. Dễ thấy nhất, hiện các con đường vào làng của xã đều được bê tông hóa đan xen cùng những dãy nhà cao tầng, điển hình cho một môi trường nông thôn trong sạch, yên bình.

Nhờ cây chè, nhiều hộ dân nơi đây đã có “của ăn, của để”, một số gia đình mở rộng quy mô trồng và chế biến, không những thoát nghèo mà còn trở nên giàu có. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 41,7 triệu đồng/người/năm, tăng 3,550 nghìn đồng/người/năm so với năm 2017.

Dẫn chúng tôi qua những nương chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, Giám đốc hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Ba Trại (HTX Ba Trại) Bùi Ngọc Kiên cho biết: Từ năm 2017, HTX Ba Trại bắt đầu triển khai phát triển mô hình du lịch cộng đồng, đến nay đã có rất nhiều lượt khách đến đây.

Các đoàn khách sẽ có cơ hội được hướng dẫn viên là các xã viên của HTX trực tiếp giới thiệu về làng nghề chè. Đoàn sẽ đi thăm và trải nghiệm thực tế các công đoạn từ trồng, chăm bón, thu hái, chế biến đến pha trà, đặc biệt, khách sẽ được nghe các làn điệu dân ca, xem những bộ trang phục độc đáo của người Mường.

Trong xã, 80% lao động địa phương tham gia trồng, sản xuất chè. Cây chè hiện đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân trong vùng.

Không chỉ có Ba Trại, cây chè cũng đang trở thành cây trồng chủ lực của người dân xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn). Trước đây, các hộ trồng chè canh tác theo phương pháp truyền thống nên năng suất, chất lượng chưa cao; khâu tiêu thụ ở dạng thô nên giá thành rất thấp.

Để tăng giá trị cho cây chè, năm 2012, Hợp tác xã Nông - lâm nghiệp Bắc Sơn được thành lập nhằm liên kết nông dân xây dựng mô hình trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP và xây dựng thành công nhãn hiệu “Chè Bắc Sơn”. Đến nay, hợp tác xã có 100 hộ nông dân với 30ha chè trồng theo quy trình an toàn và 10ha chè VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao.

Rõ ràng, xù xuất phát điểm khác nhau song ở các vùng thuộc Quốc Oai, Ba Vì, Sóc Sơn như đã nêu đều có điểm chung là sự đổi thay kinh tế của người dân đều dựa vào cây chè. Ở các vùng chè này, thời gian tới, để tiếp tục phát triển quy mô, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì rất cần những nỗ lực của các cấp, ngành trong công tác tiến hành các hoạt động xúc tiến, thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất chè theo quy trình VietGAP. Chỉ khi không ngừng trau dồi khoa học kỹ thuật với bí quyết hái chè, chế biến, sao, bảo quản, lấy hương… mới có thể tạo ra những sản phẩm chè độc đáo, thơm ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đầu ra của cây chè mới được ổn định.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động