Đổi thay nhờ cây chè

Chè bản Ven - cái thương hiệu chẳng quá đỗi nổi tiếng như chè Thái Nguyên, ấy nhưng đó chỉ là chuyện của những năm về trước. Bây giờ, chè bản Ven không những đã có tên, có tuổi mà còn trở thành loài cây “cứu tinh”, giúp người dân ở những vùng đất khô cằn của huyện Yên Thế, Bắc Giang thoát nghèo ngoạn mục.
doi thay nho cay che Thượng Lộc “đút túi” trăm triệu mỗi năm nhờ cà dừa

Đất “bén duyên” chè

Dưới cái nắng mới dìu dịu, những ngọn đồi bậc thang nổi bật lên màu xanh ngát của cây chè, theo chân ông Ninh Quảng Viện, cán bộ xã Xuân Lương, chúng tôi tìm đến nhà ông Trần Văn Tiếp, ở tại Bản Ven, xã Xuân Lương. Ông Tiếp là người dân tộc Cao Lan, người đã gắn bó với cây chè ở bản Ven được hơn 30 năm.

Không vội vã tiếp chuyện chúng tôi, ông Tiếp pha một ấm trà nhỏ rồi rót mời thực khách phương xa. Ông bảo: “Các chú cứ thưởng thức chút hương vị của bản Ven đi rồi sẽ hiểu cây chè ở đây như thế nào”(?!). Nhấm nháp ly trà trong xanh còn nóng hổi, hương bay thơm lừng, vị giác của tôi dường như tê dại bởi thứ vị ngọt bùi vương vấn trên đầu lưỡi.

Chẳng biết có phải do uống thứ trà đá giản đơn và phổ thông ở Hà Nội nhiều nên tôi chợt thấy bất ngờ khi được nếm thử thứ chè lạ. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, đây là một loại chè có hương vị riêng mà thiên nhiên đã ban phát cho vùng đất này. Chẳng thế mà, chè ở đây vốn chẳng nhiều, giá cũng chẳng rẻ nhưng thương lái cứ đổ dồn về Xuân Lương thu mua chè.

doi thay nho cay che
Từ khi chú trọng phát triển cây chè, đời sống người dân xã Xuân Lương và các xã lân cận đổi thay một cách rõ rệt.

Chè xanh vốn là đặc sản của nhiều tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, hương vị của mỗi loại không giống nhau nhờ vào thổ nhưỡng canh tác và phương pháp chế biến khác nhau của mỗi địa phương. Chè bản Ven cũng vậy, nhờ bí quyết ủ đặc biệt của người Cao Lan mà chè ở đây có hương vị đặc sắc, riêng biệt. “Hương vị của chè bản Ven khác biệt với các loại chè khác là do thổ nhưỡng và cách chế biến truyền thống của người Cao Lan chúng tôi. Sau khi sao khô, chè được sàng lại cho bớt vụn rồi cất vào ống tre hoặc ống nứa có độ dày tương đối, nút chặt lại và đặt lên gác bếp. Nhiệt độ cao của nơi này sẽ giữ cho chè không bị ẩm mốc, để được quanh năm. Hương chè cũng giữ được từ 80 đến 90% so với lúc khi vừa sao”, ông Tiếp nói.

Tiếp lời, ông Viện cũng khẳng định chắc nịch với chúng tôi rằng: “Dường như cây chè sinh ra là dành cho mảnh đất này. Cây cứ mọc tự nhiên trên sườn đồi, chẳng ai chăm bón nhưng cứ xanh tươi, trở thành một thức uống hằng ngày người dân bao năm qua. Khách ở đâu đến uống trà cũng trầm trồ khen ngợi, chè nơi đây nước xanh, thơm ngon. Họ bảo, chè nơi đây được chất đất ban tặng mới được như vậy”.

Qủa thật, ở những mảnh đất khô cằn mà cây chè vẫn có thể sống được. Trong khi đó, mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây chè rất ít nên những hộ nghèo cũng có thể trồng được chè. Thế nên những năm qua, cây chè dần khẳng định hiệu quả kinh tế vượt trội so với nhiều cây trồng khác. Cũng từ đây, cây chè đã lan sang những triền đồi thấp ở khu vực lân cận, trở thành cây “xóa đói, giảm nghèo” trên vườn bãi khô cằn.

Đổi đời nhờ cây chè

ông Ninh Quảng Nghiệp, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Lương cho biết: “Thực sự, cây chè là cứu tinh của người dân nơi đây. Nhờ phát triển cây chè theo hướng hàng hóa mà đời sống của người dân trong xã đã khấm khá lên rất nhiều. Cây chè đã trở thành cây trồng xóa đói, giảm ngèo, làm giàu cho bà con trong xã. Mỗi năm sản lượng bình quân đạt từ 6 - 8 tấn/ha, người dân thu lãi khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng/hộ”.

Những năm trước đây, bản Ven là một trong những bản có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất xã Xuân Lương. Tỷ lệ hộ nghèo nơi đây có năm lên tới 80%. Cả bản Ven có hơn 140 hộ, có tới hơn 100 hộ thuộc hộ nghèo. Cuộc sống hằng ngày trông chờ vào ruộng nương. Trong khi đó, nhiều nơi đất đai cằn cỗi, năng suất lúa thấp. Vì vậy, các gia đình trong bản thường xuyên rơi vào tình cảnh đói ăn. Khoai sắn nhiều thời điểm không có để ăn, người dân phải vào rừng lấy măng, lấy nứa về ăn qua bữa.

“Cuộc sống của người dân khi đó đối mặt với muôn vàn khó khăn. Họ phải sống trong ngôi nhà tranh vất đất, con cái không được đầu tư ăn học đến nơi, đến chốn. Chính quyền địa phương cũng rất trăn trở trong việc giúp người dân xóa đói giảm nghèo nhưng đất nghèo, lúa, ngô, khoai, sắn chẳng được bao nhiêu. Nhưng giờ đã khác rồi…”, ông Viện nói.

Quả thật, từ khi phát triển cây chè, đời sống người dân xã Xuân Lương và các xã lân cận đổi thay một cách rõ rệt. Hàng nghìn hộ dân đã có “của ăn, của để”, một số mở rộng quy mô trồng và chế biến, không những thoát nghèo mà còn trở nên giàu có.

Anh Hoàng Văn Hà, bản Ven, xã Xuân Lương là một điển hình trong các hộ gia đình chuyển đổi cây trồng, tập trung trồng và chế biến chè. Trước đây, gia đình anh Hà thuộc diện khó khăn nhất nhì xã nhưng giờ đây đã là “triệu phú” chè.

“Năm 2007 gia đình tôi thuộc diện nghèo nhất vùng này. Khi đó, gia đình tôi có vài sào ruộng, trồng lúa quanh năm không đủ ăn. 4 vợ chồng con cái sống trong căn nhà tranh, vách đất. Mỗi khi mưa bão xuống, tôi phải làm cọc, lấy áo mưa căng cho nhà đỡ dột. Năm 2008 gia đình tôi được Nhà nước đầu tư dự án hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế.

Theo dự án đó, gia đình tôi được hỗ trợ giống chè, phân bón cùng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè. Chỉ vụ thu hoạch đầu tiên, gia đình tôi đã trả hết số vốn ban đầu. Sang vụ thứ hai, tôi đã mua thêm mấy sào đất, mở rộng diện tích trồng chè. Đến nay, gia đình tôi trồng trên 10 sào chè (mỗi sào cho thu nhập từ 10-12 triệu/ năm). Vì vậy, mỗi năm trừ tất cả các chi phí gia đình tôi thu lãi khoảng hơn trăm triệu đồng”, anh Hà kể.

Sự thay đổi của gia đình anh Hà đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều hộ gia đình trong xã học tập, quyết tâm thay đổi vận mệnh. Ông Hoàng Văn Thành, ở bản Ven là trường hợp như vậy: “Từ khi gia đình anh Hà phát triển cây chè, kinh tế khá giả, anh xây dựng được nhà cửa khang trang và đầu tư cho con cái ăn học tử tế. Rồi còn tạo công ăn việc làm cho gần chục lao động trong bản. Điều đó thôi thúc và khích lệ người dân trong bản làm theo…

Gia đình tôi cũng theo đó mà trả được hết nợ. Lại còn xây dựng được nhà cửa khang trang và mua nhiều đồ vật đắt tiền. Đời sống bớt cơ cực và ổn định hơn nhiều so với ngày chỉ trông vào ngô, khoai”, ông Thành nói.

Từ cái nhìn bao quát, ông Ninh Quảng Nghiệp, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Lương cho biết: “Thực sự, cây chè là cứu tinh của người dân nơi đây. Nhờ phát triển cây chè theo hướng hàng hóa mà đời sống của người dân trong xã đã khấm khá lên rất nhiều. Cây chè đã trở thành cây trồng xóa đói, giảm ngèo, làm giàu cho bà con trong xã. Mỗi năm sản lượng bình quân đạt từ 6 - 8 tấn/ha, người dân thu lãi khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng/hộ”.

Trở thành một thương hiệu

Từ vùng trồng chè ban đầu tại Bản Ven, đến nay trồng chè đã được nhân rộng ra khắp 7 xã lân cận như Đồng Tiến, Đồng Vương, Xuân Lương, Canh Đậu, Đồng Tâm… Tuy nhiên, do sản xuất nhỏ lẻ, thiếu thương hiệu nên người dân hay bị các tiểu thương ép giá, gắn mác với các loại chè ở vùng khác.

Trước vấn đề cấp thiết đó, UBND huyện Yên Thế đã xây dựng và triển khai nhiều đề án phát triển sản xuất chè như nâng cao chất lượng sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa; phát triển vùng trồng chè chất lượng cao giai đoạn; cải tạo nương chè già cỗi; thành lập HTX để tiếp thị, xây dựng thương hiệu chè.

Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thế cho hay: “Hiện nay, huyện Yên Thế có khoảng 500 ha chè đang cho thu hoạch, sản lượng đạt hơn 2,3 nghìn tấn chè búp tươi, với mức giá bán bình quân 15 nghìn đồng/kg, thu về hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Dự kiến, sẽ mở rộng diện tích trồng chè lên 700 ha vào năm 2020.

Cùng với việc mở rộng diện tích, huyện Yên Thế cũng khuyến khích người dân đưa các giống chè mới vào canh tác thay thế giống cũ. Các giống chè mới được đưa vào trồng cho năng suất đạt từ 9 - 10,5 tấn/ha/năm, tăng từ 3 - 3,5 tấn/ha/năm so với năng suất giống chè đã trồng cũ.

Đặc biệt, thời gian qua, huyện Yên Thế tiến hành các hoạt động xúc tiến, thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất chè theo quy trình VietGAP, có sự lồng ghép khoa học kỹ thuật với bí quyết hái chè, chế biến, sao, bảo quản, lấy hương của người dân tộc Cao Lan, từ đó tạo ra những sản phẩm chè độc đáo, thơm ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Ông Phan Anh Tuấn, Giám đốc Sản xuất HTX chè Thân Trường cho biết: “Hợp tác xã phấn đấu nâng năng suất và chất lượng sản phẩm chè Yên Thế, quảng bá, mở rộng thị trường, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Vì vậy, trong quá trình sản xuất, HTX tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến.

Như áp dụng quy trình sản xuất VietGAP để nâng cao năng suất, chất lượng chè thương phẩm, vận động bà con chú trọng nâng chất lượng sản phẩm chè, cam kết áp dụng đúng quy trình sản xuất an toàn, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo sản phẩm chè an toàn cho người tiêu dùng”.

Văn Hùng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận thông tin, Công an quận 5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã điều động Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xuất 2 xe chuyên dụng cùng 12 cán bộ chiến sĩ đến địa điểm xảy ra tai nạn, phối hợp công an địa phương thực hiện công tác cứu nạn.
Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

(LĐTĐ) Với dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài đoạn qua địa phận tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu sở, ngành, địa phương và các bên liên quan khẩn trương hoàn thành giai đoạn 1 để thông xe trước ngày 2/9.
Xem thêm
Phiên bản di động