Năm “nước rút” của Giáo dục Tiểu học
Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội: Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện | |
Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 2/9 và khai giảng năm học mới | |
9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019 - 2020 |
Đây là vấn đề được nhắc đến nhiều nhất tại Hội nghị tổng kết năm học 2018 - 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 đối với Giáo dục Tiểu học vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức.
Nhiều địa phương 100% học sinh học 2 buổi/ngày
Báo cáo tại Hội nghị, ông Thái Văn Tài (Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT) cho biết: Năm học 2018 - 2019, các địa phương tiếp tục duy trì và phát triển mạng lưới trường, lớp tiểu học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Theo đó, các địa phương đã quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ để tăng tỉ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày. Hiện nay tỉ lệ này đạt 80,06% (năm học 2017 - 2018 đạt 74,8%), nhiều địa phương đã đạt tỉ lệ 100% học sinh học 2 buổi/ngày.
Phong trào xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đạt một số kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh toàn ngành thực hiện việc dồn dịch điểm trường với tỉ lệ trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia của cả nước là 66%.
Ông Thái Văn Tài, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học báo cáo tại Hội nghị. |
Cũng trong năm học 2018 - 2019, các địa phương đã vận dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, gắn kiến thức học trong nhà trường với thực tiễn, tăng cường kĩ năng sống; quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Cơ sở vật chất phòng học, phòng chức năng tiếp tục được nâng cấp, xây dựng thêm trường lớp, sân chơi, cây xanh, thảm cỏ ngày càng khang trang, sạch đẹp. Nhờ vậy đã góp phần hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học và tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc một cách thiết thực, hiệu quả.
Trong điều kiện chỉ còn một năm nữa sẽ chính thức triển khai chương trình GDPT mới đối với lớp 1, ông Thái Văn Tài cho biết, những mục tiêu trong năm 2019 - 2020 của bậc Tiểu học sẽ chủ yếu xoay quanh việc chuẩn bị cho nhiệm vụ quan trọng này.
“Cụ thể, Giáo dục Tiểu học sẽ tập trung thực hiện rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất các trường tiểu học đáp ứng điều kiện thực hiện chương trình GDPT mới; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chuẩn bị sách giáo khoa theo chương trình GDPT mới ở cấp tiểu học. Đồng thời sẽ chú trọng đổi mới công tác quản lí, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lí, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục, chú trọng kết hợp giữa dạy chữ và dạy người” - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho hay.
Quan trọng là phẩm chất của giáo viên
Thiếu giáo viên, khó khăn trong tuyển dụng giáo viên tiếng Anh là vấn đề được ngành GD&ĐT TP Hồ Chí Minh và một số địa phương đặt ra tại Hội nghị với mong muốn có giải pháp khắc phục. Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, mặc dù thành phố đã có chế độ thu nhập tăng thêm khá hấp dẫn cho giáo viên ngoại ngữ song việc tuyển dụng giáo viên vẫn rất khó khăn, số giáo viên dự tuyển chỉ đáp ứng 50% nhu cầu.
“Giáo viên tiếng Anh, giáo viên nhạc họa khối lượng công việc nhiều, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng nên khó khăn trong tuyển dụng, nhiều giáo viên được tuyển dụng một thời gian cũng bỏ trưởng, bỏ lớp đi làm công việc khác. Đây là khó khăn rất lớn cho các địa phương khi triển khai chương trình GDPT mới và ngoại ngữ trở thành môn bắt buộc” - đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh thông tin.
Cơ sở vật chất phòng học, phòng chức năng tiếp tục được nâng cấp, xây dựng thêm trường lớp, sân chơi, cây xanh, thảm cỏ ngày càng khang trang, sạch đẹp. |
Cũng bàn về chuẩn bị đội ngũ giáo viên triển khai chương trình GDPT mới, theo đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp, toàn tỉnh hiện có 80% giáo viên tiểu học có trình độ đại học trở lên, về cơ bản số lượng, chất lượng giáo viên tiểu học của Đồng Tháp đáp ứng được yêu cầu triển khai chương trình mới bắt đầu từ lớp 1. “Tuy nhiên, chúng tôi đang rất trông chờ việc triển khai tập huấn đại trà để giáo viên được tiếp cận sớm, chuẩn bị chu đáo cho triển khai chương trình mới” - đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp đề xuất.
Trao đổi xung quanh vấn đề đội ngũ giáo viên tiểu học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, điều đáng lo không không phải là thừa - thiếu giáo viên mà là phẩm chất năng lực của thầy cô, đặc biệt là phẩm chất đạo đức, mối quan hệ với phụ huynh học sinh.
“Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và ban hành chuẩn giáo viên mới trong đó quan trọng chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp giảng dạy. Tới đây, giáo viên tiểu học sẽ phải tiếp tục được bồi dưỡng nâng chuẩn. Trình độ đào tạo là quan trọng nhưng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giảng dạy của giáo viên còn quan trọng hơn” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Mỗi người phải trở thành người trong cuộc
Nhắc lại kinh nghiệm triển khai mô hình trường học mới (VNEN) khi chưa chuẩn bị thấu đáo về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất như một bài học cho lần đổi mới chương trình GDPT, trước hết là với lớp 1 tới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các Sở GD&ĐT chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện và định hướng chuẩn bị tâm thế cho những người tham gia vào quá trình đổi mới.
“Tới đây, giáo viên tiểu học sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày, vất vả hơn hiện nay nhưng lương, thu nhập không tăng, đây là việc phải được định hướng để giáo viên sẵn sàng tâm thế. Đổi mới là quá trình, nếu đòi hỏi chu toàn hết ngay khó có thể làm được nhưng quan trọng là có lộ trình, bước đi và phải đúng hướng và kiên định” - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ.
Nhìn nhận một số việc mà giáo dục tiểu học đã triển khai trong thời gian qua như đổi mới kiểm tra, đánh giá, khen thưởng học sinh hay giảm áp lực hồ sơ sổ sách cho giáo viên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đã được triển khai tốt nhưng vẫn chưa triệt để, vẫn còn đánh giá khen thưởng dựa trên mong muốn của phụ huynh, thành tích của nhà trường; vẫn còn tình trạng lạm dụng hồ sơ sổ sách ở một số cơ sở giáo dục, gây áp lực cho giáo viên.
“Việc giảm hồ sơ sổ sách Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo rồi nhưng ở nhiều cơ sở giáo dục việc triển khai chưa triệt để. Có nơi lãnh đạo chưa kịp đổi mới, còn chưa thực sự coi mình là người trong cuộc, vẫn còn cảm thấy đây là vấn đề của người khác. Chỉ khi chúng ta thấy được đây là việc của mình thì mới thống nhất được trong hành động” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Riêng về vấn đề chuẩn bị cơ sở vật chất cho triển khai chương trình GDPT mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị, cần nâng cao hơn nữa vai trò của địa phương để giải quyết những vấn đề còn tồn tại hiện nay như: Sĩ số học sinh/lớp đông, thiếu trường lớp dạy và học 2 buổi/ngày, thiếu công trình nước sạch, nhà vệ sinh, sắp xếp, dồn ghép trường lớp cơ học, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48