Năm học mới: Hoa mắt sách giả - sách thật
Phát hành trên 100 triệu bản sách giáo khoa phục vụ năm học mới | |
Ra mắt bộ sách Giáo dục giới tính dành cho trẻ em |
Làm giả tinh vi, đánh trúng tâm lí người tiêu dùng
“Chúng em là sinh viên nên việc tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy. Hầu hết chúng em thường tìm mua sách ở những cửa hàng sách mang biển “đại hạ giá”. Có rất nhiều lý do để ngụy biện cho điều này nhưng tóm lại cũng vì giá của nó có thể thương lượng được. Nhiều khi chỉ rẻ được mấy chục nghìn cũng là hai bữa cơm, là cả một ngày ăn của những đứa sinh viên nghèo”- bạn Nguyễn Hoàng Dung (sinh viên Đại học Bách Khoa) chia sẻ.
Sách thật, sách giả vẫn là cuộc chiến không hồi kết. |
Đồng tình với ý kiến đó, chị Phạm Thanh Hoa (Mai Dịch, Cầu Giấy) tâm sự: “Tôi không biết cách phân biệt sách giả, sách thật như thế nào. Với tôi, điều quan trọng nhất là được mua với giá hợp lý. Vì vậy, nên tôi chọn mua ở những quán sách vỉa hè, cửa hàng sách giảm giá vì với đồng lương công nhân như chúng tôi, tiết kiệm được khoản nào hay khoản nấy. Mua tập sách mà rẻ được vài ba chục, với tôi cũng quý lắm rồi”.
Dạo quanh những con phố gần các cổng trường đại học: Sư phạm, Bách Khoa… không khó để thấy những tấm biển đỏ rực “hạ giá sách”, “sách giảm giá” của các cửa hiệu. Hay trên đường Láng, một vài quầy “sách bụi” cũng hiện ra với từng chồng sách xếp tầng, xếp lớp đủ thể loại, từ tiểu thuyết, truyện ngắn… Và đúng như lời quảng cáo, những điểm bán này sẵn sàng giảm giá hết cỡ cho khách hàng, sách ở đây có giá rẻ hơn bìa ít nhất là 20%, có những cuốn được chiết khấu đến 40-50%.
Điển hình như trên con phố Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy), những cửa hàng sách cũ hoạt động tấp nập, phụ huynh, học sinh ra vào nườm nượp, ai nấy cũng chọn đầy sách. Tận mắt vào những cửa hiệu này, phải là người tinh ý hoặc am hiểu về sách mới có thể phân biệt được sách thật, sách giả. Cầm trên tay cuốn “Rừng Nauy” giống tới 90% sách thật, PV hỏi giá thì được chủ cửa hàng trả lời: “Cuốn ấy bìa in 60.000 đồng thôi. Cô cứ chọn đi, giá sẽ được giảm nhiều, có cuốn giảm cả 50% so với giá bìa đấy”.
Theo một chủ nhà sách cho biết, người mua sách tại đây chủ yếu là người có thu nhập thấp, nhất là học sinh, sinh viên. Họ đến đây với mong muốn tìm những nguồn sách rẻ, chiết khấu cao nên dù có biết là sách giả họ cũng không ý kiến nhiều.
Tưởng rẻ mà hóa đắt
Theo chủ nhà sách tại phố Đinh Lễ, việc có giá thành rẻ hơn của những cuốn sách lậu là do chúng không phải trả tiền bản quyền, các chi phí làm sách và chất lượng kém hơn so với sách thật. “Ngoài việc không cần trả tiền nhuận bút, tiền dịch thuật, công cán nhân viên. Từ lí do chúng thường được làm với loại giấy xấu, mỏng, khổ nhỏ hơn đã giúp giá thành chúng rẻ hơn rất nhiều so với sách thật rồi”.
Thế nhưng, có thực tế mà ít độc giả được biết, nắm bắt tâm lý muốn giảm giá của nhiều độc giả, các sách in lậu thường đẩy giá bìa lên rất cao so với giá thật. Đề cử như cuốn sách, “Think and grow rich” của Naponeon Hill’s giả có giá 100.000 đồng còn sách thật chỉ có giá 80.000 đồng hay như cuốn “Sống Như Tiểu Cường” tại nhiều cửa hàng sách trên phố Nguyễn Xí có giá khoảng 80.000 đồng thì tại Nhà sách Bản Quyền của Thái Hà Books chỉ có giá tầm 60.000 đồng. Với cách thức móc túi tinh vi như thế, sách giả tưởng rẻ mà không hề rẻ.
Khi người tiêu dùng nói không với sách lậu cũng là cách xóa bỏ chỗ đứng của chúng trên thị trường, vì khi cung không còn, cầu cũng mất. Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng cần có sự sát sao trong vấn đề quản lý mặt hàng sách, ngoài tịch thu, tiêu hủy sách giả cũng nên có chế tài nặng với người sản xuất, kinh doanh mặt hàng này. |
Chưa kể tới, việc rước những cuốn sách “bụi” này còn khiến độc giả “thiệt đơn thiệt kép”. Cùng một giá thành như nhau, đôi khi sách giả rẻ hơn một chút nhưng người mua mang về cuốn sách chi chít lỗi chính tả, font chữ lệch lạc, chưa kể tới nhiều cuốn in với nội dung sai lệch, nhất là sách của trẻ nhỏ. Việc sử dụng vật liệu kém chất lượng làm giảm giá thành đôi khi tiểm ẩn nhiều nguy hại về sức khỏe.
Dưới tư cách tác giả, chị Nguyễn Thùy Vân (đồng tác giả cuốn sách 90 đề THPT Quốc gia môn Ngữ Văn – Nhà sách Giáo dục Lovebook) chia sẻ: “Sách giả là sự bất lương với người đọc vì sách giả không được kiểm định về chất lượng và khi tri thức, thông tin đều không được kiểm định sẽ gây ra hậu quả khôn lường cho người đọc. Đặc biệt là sách giả dành cho trẻ nhỏ, nhiều sách có nội dung sai lệch, ảnh hưởng đến tâm hồn suy nghĩ của bọn trẻ. Đơn giản như vụ, sách từ điển giải nghĩa bạn bè là bồ bịch đó”.
Cũng theo chị Vân, ngay như cuốn sách của chị và đồng nghiệp được in ra cũng bị sao chép, photo vô tội vạ. “Khi nhìn công sức bao ngày tháng của mình bị đánh cắp, sao chép và nghiễm nhiên được bày bán, tiêu thụ. Tôi vừa thấy bức xúc, vừa thất vọng, sự bất công khiến chúng tôi – những người viết sách không còn muốn tìm tòi, nghiên cứu, chỉnh sửa để cho ra những cuốn sách chất lượng nữa”.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Lương Văn Thùy – Giám đốc Nhà sách Giáo dục LoveBook cho rằng, để hạn chế được sách giả, trước hết người tiêu dùng cần có nhận thức mới về sách thật – sách giả. Khi người tiêu dùng nói không với sách lậu cũng là cách xóa bỏ chỗ đứng của chúng trên thị trường, vì khi cung không còn, cầu cũng mất. Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng cần có sự sát sao trong vấn đề quản lý mặt hàng sách, ngoài tịch thu, tiêu hủy sách giả cũng nên có chế tài nặng với người sản xuất, kinh doanh mặt hàng này.
Chính từ sự thờ ơ của xã hội, chưa quá đặt nặng vai trò của sách thật đã tạo điều kiện tồn tại cho những kẻ bất lương – sách lậu, sách giả. Giờ đây, để cuộc chiến đẩy lùi cái xấu, sự “ăn nhờ tri thức” được hiệu quả, buộc dư luận cần thay đổi nhận thức tiêu dùng. Chỉ có như thế, sách thật mới còn đất sống và tri thức không bị “giết chết” như bây giờ.
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20