Năm 2015, xiết chặt chi tiêu ngân sách
Để hoàn thành được mục tiêu mà Quốc hội đề ra, Thủ tướng nhấn mạnh: Công tác điều hành lãi suất, tỷ giá phải phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ; không ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước khi chưa có nguồn bảo đảm. Các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, sự nghiệp công. Cắt giảm tối đa và công khai các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài; không mua xe công, trừ một số trường hợp đặc biệt. Bảo đảm nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn theo quy định của pháp luật. Điều chỉnh giá dịch vụ công (học phí, viện phí) phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Mở rộng thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công.
Từng bước chuyển phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công sang cơ chế đặt hàng. Hạn chế nhập khẩu hàng hóa không cần thiết, đẩy mạnh sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu tiêu dùng. Về giải pháp bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Chính phủ giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động và có các giải pháp phù hợp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các hoạt động khảo sát, thăm dò dầu khí trên biển. Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm cho các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tiếp tục xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên các địa bàn trọng điểm. Thực hiện tốt đề án bảo đảm quốc phòng của các địa phương trên địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến ngày 15/12/2014, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 814,1 nghìn tỷ đồng, vượt 4% dự toán. Trong đó thu nội địa đạt 551,4 nghìn tỷ đồng; thu từ dầu thô đạt 98,1 nghìn tỷ đồng; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 160,3 nghìn tỷ đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2014 ước tính đạt 968,5 nghìn tỷ đồng, bằng 96,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 158 nghìn tỷ đồng; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước ước tính 690,5 nghìn tỷ đồng; chi trả nợ và viện trợ 120 nghìn tỷ đồng.
T.G
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40