Người “kể chuyện” trên cánh đồng hoa cúc

(LĐTĐ) Nếu như cách đây hơn 10 năm, trên những cánh đồng, vùng bãi của huyện Đan Phượng chỉ có cây lúa, rau màu thì nay nơi đây đã trở thành những vựa hoa đủ màu sắc trải dài tít tắp. Cánh đồng hoa cúc, hoa ly của gia đình ông Nguyễn Đắc Chiến tại xã Thọ Xuân những ngày này như một bức tranh đa sắc, mang lại vẻ đẹp cho vùng quê Đan Phượng và cũng là điểm nhấn kinh tế nông nghiệp ở nơi đây.
Vựa hoa cúc lớn nhất Thủ đô bắt đầu vào vụ Tết Cúc họa mi đầu mùa xuống phố, giá rẻ nhưng vẫn ít người mua Độc đáo vườn hoa cúc cổ rực rỡ trên gốm sứ Việt

Chia sẻ về ý tưởng chọn cây hoa cúc để làm giàu cho gia đình, ông Chiến cho hay, đây là loại hoa thông dụng, nhưng lại là thiết yếu với mọi gia đình Việt Nam. Trong các ngày giỗ chạp, lễ chùa, thanh minh và tuần rằm mồng một, mọi người đều cần mua hoa cúc. Kể cả các ngày Tết Nguyên đán, mặc dù đã có hoa mai, hoa đào, phong lan, địa lan... nhiều gia đình vẫn cần có 5 - 7 cành hoa cúc cắm trên ban thờ để tỏ lòng tưởng nhớ tri ân.

Xuất phát từ những suy nghĩ nói trên mà từ nhiều năm nay gia đình ông Chiến đã chuyển đổi toàn bộ diện tích gieo cấy lúa sang chuyên trồng cây hoa. Theo đó, mỗi tháng đôi lần vào các ngày tuần tiết, lễ tết gia đình ông đều có hàng vạn cành hoa cúc các loại xuất bán cho người tiêu dùng trong khu vực. Để có được những cành cúc chất lượng cao, cây hoa luôn nở theo ý muốn, ông Chiến luôn cập nhật kịp thời các tiến bộ kỹ thuật thâm canh hoa cây cảnh mới, và đi tham quan học hỏi các mô hình trồng hoa năng suất cao.

Người “kể chuyện” trên cánh đồng hoa cúc
Ông Nguyễn Đắc Chiến đã chuyển đổi toàn bộ diện tích gieo cấy lúa sang chuyên trồng cây hoa.

Ngoài ra, trong quá trình canh tác hoa cúc, ông Chiến luôn ghi chép tỷ mỉ các biện pháp kỹ thuật trồng trọt và diễn biến thời tiết khí hậu trong từng năm, từng vụ. Đây chính là nguyên nhân giúp ông trồng hoa vụ sau luôn tốt hơn vụ hoa trước.

Đối với hoa ly, ông Chiến cho biết, đây là giống hoa cao cấp, giá bán tương đối cao, được sử dụng nhiều trong những ngày kỷ niệm, lễ, tết. Tuy nhiên, giống hoa này phù hợp với điều kiện thời tiết ôn đới, khí hậu lạnh. Nhưng với quyết tâm, niềm đam mê “phủ kín” cánh đồng bằng “câu chuyện” của hoa, ông Chiến đã chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng hoa ly. Nhờ tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, nên mô hình trồng hoa ly thương phẩm của gia đình ông Chiến đã thành công. Hoa ít bị sâu bệnh gây hại, sinh trưởng, phát triển tốt, thân cây khỏe, nụ to.

Ông Nguyễn Đắc Chiến (sinh năm 1962) là hội viên Hội Nông dân Chi hội cụm 4 xã Thọ Xuân. Gia đình ông là một trong những hộ nông dân điển hình vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Khi nhắc đến gia đình ông, bà con trong cụm đều cảm phục bởi ý chí và sự cần cù trong lao động, sự chia sẻ, giúp đỡ của ông với mọi người.

Người “kể chuyện” trên cánh đồng hoa cúc
Mô hình trồng hoa của hộ gia đình ông Nguyễn Đắc Chiến được các cấp ngành quan tâm.

Năm 1990 ông Chiến kết hôn và khởi đầu lập nghiệp. Do hoàn cảnh khó khăn, ông làm đủ nghề nhưng đời sống vẫn thiếu thốn. Không bằng lòng với cuộc sống chỉ đủ ăn, với sức trẻ cùng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp Hội và gia đình, ông mạnh dạn vay thêm vốn đầu tư trồng hoa cúc, hoa ly. Trong quá trình trồng hoa, ông luôn học hỏi kinh nghiệm, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật, các biện pháp phòng chống sâu bệnh nên mô hình chuyển đổi trồng hoa của gia đình phát triển rất tốt.

Ông Nguyễn Đắc Chiến chia sẻ: “Khi tôi lập gia đình, ra ở riêng, cuộc sống thời bấy giờ rất khó khăn. Nghĩ ra việc gì là làm việc đó, tôi làm đủ mọi việc mà gia đình chỉ tạm đủ chi tiêu cho cuộc sống. Năm 2012, tôi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng hoa tập trung của một số mô hình trong huyện và quyết định vay vốn đầu tư cải tạo đất và mua cây giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang mô hình trồng hoa cúc, hoa ly. Trong quá trình thực hiện mô hình tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về kỹ thuật, cách phòng, chống sâu bệnh của Hội nông dân xã Thọ Xuân”.

Tận dụng điều kiện đất đai của gia đình ông đã chuyển đổi gần 2.000m2 đất trồng lúa sang trồng hoa cúc, hoa ly. Ngoài ra, gia đình ông còn chăn nuôi thêm lợn, gà, đàn gia súc, gia cầm phát triển tốt, giúp cải thiện đời sống tăng thêm thu nhập, trung bình mỗi năm gia đình ông thu nhập sau khi trừ chi phí được gần 300 triệu đồng.

Không những làm kinh tế giỏi, ông Chiến còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội của địa phương, có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ các hộ khó khăn trong cụm cùng sản xuất để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu của xã Thọ Xuân. Nhờ mô hình trồng hoa và chăn nuôi hiệu quả, năm 2023, gia đình ông Nguyễn Đắc Chiến đã được bình xét là Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện Đan Phượng.

Người “kể chuyện” trên cánh đồng hoa cúc
Gia đình ông Chiến là một trong những hộ nông dân điển hình vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức Hội cùng sự nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế của bà con nông dân, xã Thọ Xuân đã có nhiều tấm gương điển hình Hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi có mức thu nhập cao, ổn định, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống, vươn lên khá giàu trên địa bàn.

Ông Đào Quang Ánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thọ Xuân cho biết, năm 2012, sau khi chính quyền địa phương định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trồng hoa ly mang lại giá trị kinh tế cao. Một số hộ dân tự chuyển đổi có hiệu quả thì bà con nông dân trong thôn cũng học tập và nhân rộng.

Với diện tích đất tự nhiên không nhiều, lao động nông thôn chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên chính quyền xã Thọ Xuân đã chú trọng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là mô hình trồng hoa ly cao cấp nhằm phát triển nghề nông theo hướng hiện đại. Đến nay, hầu hết các hộ tham gia mô hình đều đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống nông thôn. Trồng hoa ly thương phẩm là hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững, lâu dài của địa phương.

Bảo Thoa - Văn Son

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội, anh Chu Thái Sơn không chỉ cùng Ban lãnh đạo Công ty thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo đời sống việc làm, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, mà bản thân anh cũng đã trực tiếp đưa ra những sáng kiến cải tiến để tăng năng suất lao động, mang lại giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp.
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm; luôn nhiệt huyết, hết mình vì hoạt động công đoàn, vì đoàn viên, người lao động… đó là những ấn tượng về bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, 1 trong số 10 gương mặt tiêu biểu vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

(LĐTĐ) Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao”, anh Nguyễn Văn Thiêm (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) cho ra sản lượng 300 tấn cá/năm, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, mang lại việc làm cho hơn chục lao động tại địa phương. Vừa qua, anh vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2024.
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

(LĐTĐ) Vừa qua, cô giáo Phùng Thúy Hằng (Trường Tiểu học Tô Hiệu) đã được Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) vinh danh "Người tốt việc tốt tiêu biểu năm 2024". Không chỉ là một cô giáo yêu nghề, giỏi chuyên môn, miệt mài đứng trên bục giảng, bước chân cô còn đi khắp các nẻo đường làm thiện nguyện.
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) Về thôn Vĩnh An, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ai cũng biết đến anh Nguyễn Văn Toán, một Bí thư Chi bộ, trưởng thôn năng động. Anh Toán luôn tích cực tuyên truyền, vận động anh em, bạn bè, ủng hộ cho thôn để làm đẹp quê hương mình; vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống và tinh thần cho người dân nơi đây.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ hết mình với phong trào thi đua

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ hết mình với phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong những năm gần đây, Chi hội Phụ nữ số 5 (thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Láng Thượng, quận Đống Đa) luôn dẫn đầu trong các phong trào thi đua do các cấp Hội đề ra. Có được các thành tích này phải nhắc đến bà Đinh Thị Chinh - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ phường Láng Thượng.
Xem thêm
Phiên bản di động