Mùa thu cách mạng và những suy nghĩ về nền nông nghiệp Việt Nam

(LĐTĐ) Kỉ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám và 2/9, chúng ta càng ghi nhớ những bài học sâu sắc về cuộc cách mạng đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc ấm no cho nhân dân. Cách mạng cũng đem lại ruộng đất cho người nông dân Việt Nam, cần cù chịu khó, có truyền thống yêu nước cách mạng từ hàng nghìn đời nay.
mua thu cach mang va nhung suy nghi ve nen nong nghiep viet nam Kỳ 1: Chuỗi liên kết đã thực sự liên kết?
mua thu cach mang va nhung suy nghi ve nen nong nghiep viet nam Úc tiếp tục tài trợ cho nông nghiệp Việt Nam
mua thu cach mang va nhung suy nghi ve nen nong nghiep viet nam Doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam

Từ đó đến nay, nền nông nghiệp Việt Nam đã trải qua nhiều bước phát triển khác nhau, từ thời kì kế hoạch hóa tập trung bao cấp, lương thực thực phẩm còn hưởng theo chế độ tem phiếu, sổ mua hàng. Từ năm 1986, công cuộc đổi mới đã được khởi xướng, xóa bỏ chế độ tem phiếu, sản xuất bung ra mạnh mẽ cả hàng hóa công nghiệp tiêu dùng và các sản phẩm của nền nông nghiệp. Những chính sách của Đảng và nhà nước như khoán 10, khoán 100 làm cho tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp ngày càng tiến bộ hơn. Sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng.

mua thu cach mang va nhung suy nghi ve nen nong nghiep viet nam
Nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu tích cực sau khi giải phóng

Không những đảm bảo cho tiêu dùng nội địa mà lương thực thực phẩm Việt Nam còn vươn ra biển lớn để xuất khẩu. Có những mặt hàng như gạo, cà phê, chè , hồ tiêu, điều đã đứng ở những tốp đầu về xuất khẩu ở khu vực và thế giới. Những năm gần đây, nông nghiệp lại có những bước tiến mới, đã có 8% các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, công tác quy hoạch các vùng sản xuất tập trung được đầu tư khoa học kĩ thuật bài bản để xây dựng một nền sản xuất hàng hóa nông sản thực phẩm với quy mô ngày càng lớn hơn.

Những đơn vị như Vinamilk, TH True milk, Hoàng Anh Gia Lai, VinGroup, Hòa Phát, …là những doanh nghiệp tiêu biểu cho nền sản xuất lớn của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Ngoài sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp thì nhà nước cũng có những chính sách quan tâm đúng mức cho sự phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Đặc biệt từ đầu năm 2018 tới nay, Chính phủ đã có 18 cuộc họp về nông nghiệp với các tỉnh thành và các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước, đặc biệt, là sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch hữu cơ, nhằm bắt kịp xu hướng phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0 của các nước tiên tiến trên thế giới.

Tuy ngành nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều cố gắng đáng khích lệ song vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục: sản xuất nông nghiệp đa số còn manh mún, quy mô sản xuất và quy mô sản phẩm còn nhỏ bé, tư tưởng sản xuất còn tùy tiện, kỉ luật sản xuất còn lỏng lẻo. Những hiện tượng vi phạm về chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm đang là nỗi lo thường trực của xã hội. Nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam chưa khẳng định được thương hiệu của mình ngay ở thị trường nội địa. Sản phẩm nông nghiệp còn bị hao hụt, tổn thất khá cao, không có kho dự trữ, tỷ lệ chế biến sâu còn thấp. Sản phẩm làm ra thường xuyên bị ép cấp, ép giá.

Do hạn chế về quy mô, hạn điền, việc triển khai cơ giới hóa, khoa học kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Chi phí đầu vào, logistic phục vụ nông nghiệp khó kiểm soát về chất lượng và giá cả. Việc kết nối với hệ thống phân phối tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp còn nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ còn bị lẫn lộn thật giả, niềm tin người tiêu dùng có mặt hàng, có thời gian bị suy giảm. Nạn thao túng độc quyền thu mua hàng hóa nông sản và tiêu thụ của một số thương lái và một số nhà bán lẻ đã đẩy giá cả ở thị trường nội địa lên cao một cách vô lý, “tạo điều kiện” thuận lợi cho hàng hóa nông sản của nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa Việt Nam.

Nhìn lại những tồn tại chủ yếu trên của nền sản xuất nông nghiệp nước ta thì rõ ràng cần phải có sự đổi mới toàn diện mạnh mẽ trong thời gian tới. Chính phủ đã đặt bài cho ngành nông nghiệp và các địa phương có thế mạnh về nông sản thực phẩm là trong 10 năm tới, nông nghiệp Việt Nam đứng vào top 15 các nước phát triển nhất thế giới, trong đó ngành chế biến nông sản đứng vào top 10 thế giới. Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu và logistic của thương mại nông sản toàn cầu. Người đứng đầu Chính phủ còn yêu cầu phải cắt bỏ 50% thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, hoàn thành việc sửa đổi Nghị định 159/2017/NĐ – CP của Chính phủ về xuất khẩu gạo, khắc phục những lãng phí, hao hụt trong thu hoạch và bảo quản nông sản (thường là 20 -30%).

Đổi mới chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Nhà nông cần phải biết chú ý: “Trước khi gieo hạt cần suy nghĩ tới thị trường tiêu thụ sản phẩm ở đâu” Đó là vai trò của nhà phân phối nông sản Việt Nam, một trong 6 nhà mà Chính phủ yêu cầu phải có sự liên kết: đó là nhà nước, nhà khoa học, nhà băng, nhà nông, nhà phân phối và nhà đầu tư. Trong đó cần chú trọng tam giác liên kết chủ yếu nhất: Nhà đầu tư, nhà phân phối và nhà nông. Chú trọng sửa đổi chính sách tín dụng đầu tư vào nông nghiệp. Chính phủ khuyến khích tinh thần đổi mới, khởi nghiệp, sáng tạo, giữ gìn đạo đức kinh doanh và xây dựng văn hóa nông nghiệp doanh nghiệp, say mê với nghề để thúc đẩy sự phát triển chung của ngành trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

Chúng ta tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo sát sao quyết liệt của Chính phủ, các bộ ngành và các địa phương trong cả nước, sự nỗ lực của các doanh nghiệp nông nghiệp, các hợp tác xã và bà con nông dân, chắc chắn nền nông nghiệp có tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam sẽ có những bước phát triển nhanh và vững chắc trong thời gian tới.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

(LĐTĐ) Giáng sinh là ngày lễ lớn được mong chờ. Tại Thủ đô, những ngày này, nhiều tuyến phố được trang trí cờ hoa rực rỡ, nhất là khu vực Nhà thờ Lớn Hà Nội.
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND Thành phố chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh

Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm một số tuyến đường qua các phố Nhà Chung, Lý Quốc Sư, Nhà Thờ, Ấu Triệu, Hàm Long (quận Hoàn Kiếm) nhằm đảm bảo an toàn cho Lễ Giáng sinh (Noel).
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh

Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Với việc ban hành quyết định này, kỳ vọng một số vấn đề “nóng” liên quan đến giá, giải phóng mặt bằng (GPMB) sẽ được giải quyết.
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF

Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF

(LĐTĐ) Vị ngọt thanh, mọng nước, mùi thơm mát, Cam tươi FVF có nguồn gốc từ giống cam đặc sản trứ danh Xã Đoài với quy trình chăm sóc tỉ mỉ và ứng dụng những công nghệ canh tác tiên tiến nhất hiện nay.
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

(LĐTĐ) Để có hành lang pháp lý cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy - học diện rộng trong cả nước và phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT quy định về Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngày 24/12, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp lần thứ 10 và kiện toàn Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Hội LHPN Hà Nội khóa XVI.

Tin khác

Xúc tiến đầu tư, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan

Xúc tiến đầu tư, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Đài Bắc, Ủy ban Công tác Đài Loan, Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Đài Loan (VTBA) và Cục Phát triển Kinh tế của thành phố Đào Viên, Đài Loan tổ chức hai chương trình Hội thảo xúc tiến đầu tư vào Việt Nam tại thành phố Đào Viên và thành phố Đài Trung (Đài Loan), thu hút hơn 100 doanh nghiệp Đài Loan tham dự.
Giá vàng bất ngờ giảm trong ngày lễ Giáng sinh

Giá vàng bất ngờ giảm trong ngày lễ Giáng sinh

(LĐTĐ) Sáng nay (24/12), giá vàng trong và ngoài nước cùng giảm. Như vậy chỉ sau một phiên nóng lên, giá vàng thế giới nhanh chóng hạ nhiệt trong bối cảnh đồng USD tăng giá.
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng 21/12, giá vàng thế giới bật tăng trở lại sau phiên giảm sâu. Giá vàng trong nước phục hồi nhẹ sau 2 ngày giảm mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (21/12), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 20 đồng, hiện ở mức 24.324 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,59%, hiện ở mức 107,82.
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (21/12), giá dầu thế giới quay đầu bật tăng trước thông tin lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt đúng như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mong muốn, làm dấy lên hy vọng Fed sẽ điều chỉnh lộ trình cắt giảm lãi suất dự kiến vào năm 2025. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,50 USD/thùng, tăng 0,19%, giá dầu Brent ở mốc 72,92 USD/thùng, tăng 0,07%.
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng

Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng

(LĐTĐ) Thời tiết lạnh giá khiến nhiều hàng quán vắng khách hơn thường ngày, nhưng cũng có những món ăn nhờ ngày đông mà trở nên đắt hàng hơn bình thường, những thức quà đông mang tên ngô, khoai nướng.
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh

Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (20/12) giá xăng dầu thế giới giảm khi triển vọng kinh tế ảm đạm làm tăng thêm lo ngại về tình trạng cung vượt quá cầu. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,85 USD/thùng, giảm 1,03%, giá dầu Brent ở mốc 72,66 USD/thùng, giảm 1,02%. Trong nước vừa được điều chỉnh tăng đáng kể từ phiên ngày 19/12, đánh dấu lần tăng giá thứ 20 kể từ đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động