Mâm cỗ cúng Giao thừa và những điều cần biết

Lễ cúng giao thừa được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ và chuyển sang năm mới. Đây được xem là nghi thức quan trọng không thể thiếu trong văn hóa của người Việt từ xưa đến nay.
mam co cung giao thua va nhung dieu can biet Tết Mậu Tuất, có nên cúng thịt chó để lấy may?
mam co cung giao thua va nhung dieu can biet Cách lau dọn bàn thờ đón Tết Mậu Tuất để không bị “tán lộc”
mam co cung giao thua va nhung dieu can biet Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn nhất để cả năm 2018 "lộc lá"

Theo lý giải của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, lễ cúng đêm Giao thừa (hay còn gọi là lễ Trừ tịch) được thực hiện với ý nghĩa tiễn đưa những điều xui xẻo của năm cũ và đón điều tốt đẹp trong năm mới.

Quan niệm từ xa xưa cho rằng, mỗi năm lại có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan khác nhau được phái xuống để cai quản hạ giới. Cứ hết một năm, vị thần cũ sẽ bàn giao công việc cho vị thần mới. Chính vì vậy, cúng giao thừa được ngầm hiểu là lễ “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghênh đón những vị thần mới.

Do công việc thị sát rất vội vã nên các vị thần không kịp vào bên trong mà chỉ ghé lại trước cửa nhà. Cũng từ đó, người Việt thường chuẩn bị 2 mâm cỗ trong lễ cúng giao thừa: 1 đặt trên bàn thờ gia tiên, 1 đặt ở ngoài cửa chính.

mam co cung giao thua va nhung dieu can biet
Mâm cúng ngoài trời không quá cầu kỳ. (Ảnh minh họa)

Mâm cúng ngoài trời không cần quá cầu kỳ bởi các vị thần chỉ có thể ăn vội vàng hoặc chứng giám tấm lòng thành của gia chủ rồi đi ngay. Các lễ vật gồm có: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Ngoài ra, mỗi gia đình cần chuẩn bị hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến cùng bình hương đặc trên hương án.

Mâm cúng giao thừa trong nhà đầy đủ hơn, bao gồm các món ăn mặn được chế biến trang nghiêm, tinh khiết. TS. Trần Hữu Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: “Những lễ vật có trên mâm cúng sẽ tượng trưng cho kết quả làm ăn trong suốt 1 năm qua, cũng như thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Tùy vào văn hóa từng vùng miền, từng khu vực mà mâm cỗ cúng có sự khác nhau ít nhiều”.

Ở miền Nam, mâm cỗ Giao thừa thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng: đĩa ngũ quả, hoa vạn thọ, hai cây nến, lư hương, giấy tiền vàng bạc và một trái dừa tươi đã chặt sẵn. Nếu đầy đủ hơn thì gia chủ nên chế biến thêm thủ lợn luộc, gà luộc, xôi, bánh chưng, chè….

Ở miền Trung, mâm cỗ có cả bánh chưng, bánh tét và nhiều món ăn khác như: dưa món, giò lụa Huế, thịt đông, bát ninh măng khô, cá chiên hay đĩa ram… Ở một số nơi, người ta còn làm cả các món cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi… để dâng lên tổ tiên ngày Tết.

mam co cung giao thua va nhung dieu can biet
Các món ăn tùy thuộc vào văn hóa vùng miền và điều kiện của mỗi gia đình. (Ảnh minh họa)

Với người miền Bắc, mâm cỗ cúng Giao thừa cũng có các món ăn trong đời sống hàng ngày như bánh chưng, giò chả, đĩa xào, bát canh, … Những món ăn này không cần quá cầu kỳ, nhưng nhất thiết phải sạch và chỉ cần một chút để bày cho đẹp. Đặc biệt, mâm cúng không thể thiếu 1 con gà trống luộc.

Lý giải điều này, TS. Trần Hữu Sơn nói: “Trong huyền thoại, gà trống là con vật có thể gọi mặt trời lên. Trong khoảnh khắc quan trọng để chuyển giao năm cũ và năm mới, tiếng gà gáy cũng trở nên thiêng liêng, có ý nghĩa làm bừng lên ánh dương, mang đến sinh khí”.

Chuyên gia văn hóa khẳng định thêm: “Khi bày gà lên mâm cúng, cách tốt nhất là giữ nguyên các bộ phận của gà, bao gồm cả nội tạng và hai hòn ngọc. Có người cầu kỳ hơn thì cắm thêm bông hồng vào miệng gà với hy vọng mang may mắn, vận đỏ đến cho cả năm”.

Ngoài mâm lễ mặn, có nhà còn chuẩn bị thêm mâm lễ ngọt và chay gồm: hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết…

“Thời khắc cúng giao thừa đúng nhất là giờ Tý (khoảng từ 23h đêm đến 1h sáng). Với những người ở chung cư, không nhất thiết phải chuẩn bị mâm cúng ngoài trời, hoặc có thể tận dụng ban công hay bất cứ khoảng trống nào để đặt ít đồ lễ”.

“Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên phải đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt và bình an”, TS Trần Hữu Sơn cho hay.

Theo Hoàng Ngọc/dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 2h30 ngày 4/11, tại nhà số 3H1, ngõ 20 phố trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhận thấy có 2 người mắc kẹt trong đám cháy, lực lượng chức năng đã nhanh chóng tiếp cận các hướng để tìm kiếm cứu nạn và đã đưa nạn nhân ra ngoài an toàn.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 4/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3.
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

(LĐTĐ) Khoảng gần sáng 4/11, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống miền Bắc; từ đêm Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội trời ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Các lỗi vi phạm chủ yếu như không chú ý quan sát, chuyển hướng không đúng quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, vượt xe không đúng quy định. Phòng cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố 51 vụ án với 40 bị can.
Xem thêm
Phiên bản di động