“Ma trận” bánh trung thu
Hà Nội: Thu giữ nhiều lô hàng bánh Trung Thu nhập lậu từ Trung Quốc | |
Thị trường bánh trung thu năm 2019 vào mùa sớm |
Tràn lan bánh trung thu không rõ nguồn gốc
Càng gần Tết Trung thu, các cơ quan chức năng càng đưa ra nhiều cảnh báo người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm. Đây là thời điểm nhiều loại bánh không rõ nguồn gốc, không đạt tiêu chuẩn về ATVSTP được bán tràn lan trên thị trường dưới những tên gọi mỹ miều như bánh handmade, bánh xách tay, bánh nhập khẩu, bánh nội địa nước ngoài... Theo đó, các loại bánh trung thu này được rao bán tràn lan trên mạng xã hội cũng như tại các khu chợ.
Trên mạng xã hội, phổ biến nhất là loại bánh trung thu ngàn lớp nhân trứng muối chảy đang gây sốt trên mạng internet, qua các trang bán hàng online, với giá bán dao động từ 70.000 đồng đến 250.000 đồng/hộp 6 bánh. Một người bán hàng cho biết, vì có giá khá rẻ nên bánh trung thu nhân trứng muối chảy năm nay rất hút khách. Loại bánh này có 6 bánh/hộp, một thùng 10 hộp.
Bánh trung thu nhập khẩu và bánh handmade (tự làm) được bày bán tràn lan trên mạng xã hội |
Nếu lấy nguyên thùng, giá sỉ là 80.000 đồng/hộp, lấy trên 100 hộp giá sẽ còn 73.000 đồng/hộp, lấy trên 200 hộp sẽ có giá 70.000 đồng/hộp (tính ra mỗi cái bánh giá chỉ 12.000 đồng - PV). Và tất nhiên, những chiếc bánh xách tay này cũng chỉ được người bán cam kết chất lượng bằng miệng, còn trên bao bì, vỏ hộp hoàn toàn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt thể hiện thành phần, nguyên liệu hay chất lượng của sản phẩm.
Bên cạnh đó, thời điểm này, bánh trung thu handmade (tự làm) cũng được nhiều người săn đón với những tiêu chí như ngon, sạch, rẻ. Chị Nguyễn Lan Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Hiện nay tôi thấy các loại bánh trung thu tự làm được bày bán khá rộng rãi trên mạng xã hội cũng như tại khác khu chợ. Tôi cảm thấy yên tâm nên thường mua những loại bánh này về ăn”.
Rất nhiều người đều có cùng suy nghĩ như chị Lan Hương. Tuy nhiên, trên thực tế nguyên liệu làm bánh trung thu được bán nhiều tại các khu chợ, cửa hàng cũng đang nằm trong danh sách những mặt hàng có khả năng cao không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng, thường được đóng trong những túi nilon không nhãn mác, không nơi sản xuất cụ thể với giá rất rẻ. Vậy nên, nguy cơ mất ATVSTP cũng có thể xảy ra với những chiếc bánh handmade làm tại nhà nếu không có sự chọn lựa thực phẩm sạch để làm nguyên liệu.
Đặc biệt, hầu hết bánh trung thu handmade đều được bán trên mạng, với những lời giới thiệu của người bán về nguyên liệu, thành phần của chiếc bánh, cùng lời nhắc nhở, nên dùng bánh từ 5-7 ngày nhưng lại không hề có bất kỳ một loại tem nhãn nào cho biết thông tin của bánh như nguồn gốc nguyên liệu, kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm. Do vậy, nếu có mua phải loại bánh kém chất lượng, nhiều người tiêu dùng cũng đành ngậm ngùi bỏ chiếc bánh đi.
Ngoài các loại bánh nhập khẩu hay handmade thì các loại bánh nướng, bánh dẻo được quảng cáo là bánh truyền thống cũng được bày bán tràn lan. Tại một cửa hàng tạp hóa trên đường Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), loại bánh được quảng cáo là truyền thống này lại được xếp ở một nơi không mấy là sạch đẹp, bên cạnh đó, việc đóng gói cũng không được đảm bảo. Bánh chỉ được đóng gói bằng một lớp giấy bóng mỏng, không kín. Thậm chí, PV có thể cảm nhận được mỡ bên ngoài giấy bóng. Đáng chú ý, mặc dù được đóng gói không đảm bảo nhưng trên bao bì sản phẩm cũng không có ngày sản xuất, hạn sử dụng là đến tận tháng 10/2019.
Hàng ngàn bánh trung thu trôi nổi bị thu giữ
Nhằm ngăn chặn bánh Trung Thu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mới đây đã có công văn yêu cầu các cục quản lý thị trường tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Trung Thu năm 2019. Tổng cục QLTT đặc biệt lưu ý: QLTT các địa phương chú ý kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu quy mô lớn, đầu mối cung cấp, địa điểm tập kết nguồn hàng. Đồng thời, lấy mẫu bánh trung thu lưu thông trên thị trường gửi các đơn vị kiểm nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định để kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn tương ứng. Chú ý kiểm tra các loại bánh trung thu được sản xuất theo phương thức cổ truyền, bánh trung thu tự làm không công bố chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. |
Mới đây, ngày 16/8/2019, Phòng Cảnh sát môi trường CATP Hà Nội đã phối hợp Cục quản lý thị trường Hà Nội tiến hành kiểm tra điểm tập kết hàng hoá tại ngõ 93/47 Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội và phát hiện 4.440 bánh trung thu do nước ngoài sản xuất, không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đây là loại bánh trung thu “trứng chảy” đang gây sốt trên thị trường, nhưng không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trước đó, tối ngày 14/8, khi kiểm tra kho hàng tại ngách 64 ngõ 99 Định Công Hạ, Định Công, Hoàng Mai, lực lượng chức năng cũng đã thu giữ 3.300 bánh trung thu nhập lậu. Được biết loại bánh này được nhập lậu từ Trung Quốc đi theo đường tiểu ngạch ở Lào Cai, giá nhập chỉ rẻ bằng 1/3 giá rao bán trên thị trường. Thậm chí, đầu tháng 8/2019, lực lượng quản lý thị trường Lạng Sơn cũng đã kiểm tra, phát hiện một xe tải chở nhiều thùng các-tông chứa 300 cái bánh ngọt nhân trứng, nhãn hiệu Zhishi Liuxinsu, 820 cái bánh dẻo Mashu, toàn bộ do Trung Quốc sản xuất, lô hàng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng chức năng cũng đã cảnh báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Theo đó, khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng các sản phẩm bánh trung thu không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo ATVSTP. Tuy nhiên, hiện nay trên các trang mạng xã hội, tình hình rao bán công khai các loại bánh trung thu nhân “trứng chảy”, bánh trung thu mini có nguồn gốc từ Trung Quốc vẫn diễn ra khá nhộn nhịp, thu hút đông đảo khách hàng quan tâm, lựa chọn mua.
Thực tế cho thấy, không phải đến bây giờ bánh trung thu siêu rẻ của Trung Quốc mới có mặt tại thị trường Việt Nam. Những năm trước, bánh trung thu siêu khủng của Hồng Kông (Trung Quốc) cũng đã được rao bán rộng rãi trên các trang mạng xã hội tại nước ta vào dịp Trung thu, với giá rẻ không ngờ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bánh trung thu nói riêng và các loại bánh nói chung có giá rẻ giật mình, không nguồn gốc và hạn sử dụng quá dài sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Dư luận cho rằng, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp mạnh để quản lý nguồn nhập khẩu và xử lý quyết liệt, mạnh tay hơn nữa đối với những đối tượng vì lợi nhuận trước mắt mà bất chấp sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, thiết nghĩ, về phía mình, người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ mình trước, chỉ nên mua bánh từ những thương hiệu uy tín, có cửa hàng đàng hoàng, không nên mua sản phẩm không có bao bì, nhãn mác, tránh để “tiền mất bệnh mang” vì những chiếc bánh gắn mác xách tay hay nhà làm đang bán tràn lan khắp mọi nơi.
K. Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07