Lý do không nên cho trẻ em tiếp xúc nhiều với các thiết bị công nghệ
Trẻ em đang nghiện điện thoại mà không có sự quản lý của bố mẹ |
Sự phát xạ của bức xạ điện từ, từ các thiết bị này tác động tới bộ não tương tự lò vi sóng tác động tới thức ăn.
Bạn có biết rằng hai chiếc điện thoại thông minh có thể làm sôi một quả trứng trong khoảng 45 phút. Trẻ em và trẻ sơ sinh có trọng lượng cơ thể nhẹ hơn, nên những bức xạ ảnh hưởng đến chúng sẽ nhiều hơn. Dưới đây là 10 lý do để giữ trẻ em tránh xa điện thoại thông minh và các máy tính khác.
Lý do 1: Chơi điện thoại thông minh hay máy tính bảng có thể làm thay đổi mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ
Từ 0 đến 2 tuổi, kích thước bộ não của trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp ba. Giọng nói của cha mẹ, sự tiếp xúc và chơi đùa với bé, có thể giúp hình thành trong não trẻ những kết nối giúp chúng tương tác cảm xúc với người khác. Nhưng với những trẻ dành quá nhiều thời gian trước màn hình, một hiện tượng khác sẽ xảy ra.
“Những kết nối thần kinh của chúng thay đổi và kết nối khác được tạo ra“, nhân viên về tâm thần học Denise Daniels cho biết. “Thiết bị sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung, cảm xúc, và trong nhiều trường hợp, khiến cha mẹ và trẻ không có những mối quan hệ cá nhân sâu đậm”.
Lý do 2: Chúng trở thành “thứ gây nghiện” cho trẻ
“Một trong những điều tuyệt vời của các thiết bị này là luôn luôn có một cái gì đó mới hấp dẫn bạn – và điều này gần như là vô tận“, tiến sĩ Gary Small, giáo sư về tâm thần học và là giám đốc Trung tâm về Tuổi thọ UCLA tại Viện Thần kinh và hành vi con người Semel cho biết. “Vì lý do này, rất khó để từ bỏ và ngưng sử dụng các thiết bị đó”.
Điện thoại thông minh và máy tính bảng giúp trẻ có được tất cả mọi thứ chúng muốn chỉ với một cái nhấp chuột. Tuy nhiên, những đồ vật này không dạy cho chúng cách hành xử đúng mực, kiểm soát cảm xúc cá nhân hoặc cách đặt câu hỏi, mà mang lại cho trẻ những đặc điểm của một người “bị nghiện”.
Lý do 3: Chúng gây nên những cơn giận dữ
Khi một người bị nghiện, người đó sẽ tức đỏ mặt tía tai nếu bạn lấy và cất đi thứ mà họ đam mê, bất kể tuổi tác nào. Và việc dùng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để trấn tĩnh trẻ khi chúng đang tức giận không phải là một ý tưởng hay.
“Nếu những thiết bị này trở thành phương thức chủ yếu để giúp trẻ bình tĩnh lại hoặc để giúp chúng giải trí, liệu điều này có thể giúp trẻ phát triển khả năng tự kiểm soát bản thân?”. Tiến sĩ Jenny Radesky nêu câu hỏi.
Lý do thứ 4: Chúng làm trẻ em khó ngủ
Chẳng có gì khó hiểu khi sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc đọc sách điện tử trước khi ngủ vào ban đêm sẽ làm bạn khó ngủ hơn. Ánh sáng phát ra từ màn hình ức chế melatonin – một loại hormone cho giấc ngủ và phá vỡ chu kỳ tự nhiên ngủ – thức của cơ thể.
“Có nghĩa là sử dụng các thiết bị này vào buổi tối trước khi đi ngủ thực sự ảnh hưởng không tốt tới giấc ngủ và nhịp sinh học của bạn” – Anne-Marie Chang, nhà thần kinh học cho biết.
Người ta ước tính 60% cha mẹ không theo dõi việc sử dụng các thiết bị công nghệ của trẻ. Theo trường Cao đẳng Boston, 75% trẻ em sử dụng các thiết bị công nghệ trong phòng ngủ của chúng. Như vậy, 75% trẻ em trong độ tuổi 9 đến 10 tuổi thiếu ngủ khiến thành tích học tập ở trường bị rớt xuống.
Lý do thứ 5: Chúng ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của trẻ
Theo các nhà nghiên cứu, điện thoại thông minh sẽ làm phương hại đến khả năng học hỏi của một đứa trẻ bởi vì nó làm sao lãng sự chú ý của chúng.
“Những thiết bị này có thể thay thế các hoạt động chân tay – hoạt động rất quan trọng cho sự phát triển cảm xúc vận động và kỹ năng quan sát của trẻ, rất cần thiết cho việc học hỏi và áp dụng các phép toán và khoa học“, Jenny Radesky, giảng viên về hành vi và phát triển nhi khoa Đại học Boston cho biết thêm.
Lý do thứ 6: Chúng khiến trẻ em không suy nghĩ về những hành động của mình
Thật dễ dàng để nói xấu ai đó sau lưng – nhưng sẽ không dễ dàng nếu bạn nói nặng lời trước mặt ai đó. Vì khi ấy, bạn nhìn thấy biểu hiện bị tổn thương trên khuôn mặt của người đối diện và cảm thấy nỗi đau của họ, bạn sẽ buộc phải suy nghĩ và cảm thấy hối hận.
Nhưng nếu bạn nói trực tuyến trên mạng, tất cả điều này không quan trọng nữa. Bạn không thể nhìn thấy những thứ như ngữ điệu giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện trên khuôn mặt của người bạn nói chuyện.
“Tất cả những thứ đó là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ con người với con người. Và chúng không có ở hầu hết các dạng công nghệ hiện đại“, nhà tâm lý học Jim Taylor khẳng định. “Trẻ em dành quá nhiều thời gian để giao tiếp thông qua các thiết bị công nghệ, thì chúng sẽ không phát triển các kỹ năng giao tiếp cơ bản đã được con người sử dụng từ thời xa xưa. Giao tiếp không chỉ giới hạn bằng câu từ”.
Lý do thứ 7: Chúng làm tăng khả năng mắc bệnh tâm thần
Giao tiếp qua mạng nhiều sẽ dễ khiến chúng ta buồn chán, và tỏ thái độ dửng dưng với mọi thứ xung quanh, vì chúng ta không được phát triển cảm xúc thực sự. Ngoài ra, hàng tấn hình ảnh và các diễn đàn trực tuyến có thể làm cho một đứa trẻ hay một thiếu niên không hài lòng với cơ thể của mình.
Theo các chuyên gia, dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính bảng tỷ lệ thuận với khả năng mắc bệnh trầm cảm, lo âu, thiếu tập trung, rối loạn tâm thần và các hành vi có vấn đề của trẻ.
Lý do thứ 8: Chúng có thể dẫn đến béo phì
Khi sử dụng một thiết bị, chúng ta thường ngồi yên một chỗ, và đứa trẻ cũng vậy, nó sẽ không di chuyển khi sử dụng máy. Điều này làm hạn chế các hoạt động thể chất và làm tăng khả năng thừa cân.
Theo một nghiên cứu, trẻ em được phép sử dụng một thiết bị công nghệ trong phòng ngủ có 30% khả năng trở nên béo phì.
Một số chuyên gia thậm chí còn nghĩ rằng trẻ em của thế kỷ 21 có thể sẽ là thế hệ đầu tiên không sống thọ bằng cha mẹ, vì béo phì và vì sử dụng quá nhiều thiết bị công nghệ.
Lý do thứ 9: Chúng làm cho trẻ hung hăng
Trẻ không thể học đồng cảm với người khác khi chúng đang lạm dụng các thiết bị kỹ thuật số, chúng thoải mái hơn nhiều trên mạng và dễ buồn chán bởi Internet.
Ngoài ra các loại trò chơi video bạo lực có thể làm trẻ em vô cảm trước bạo lực. Việc dung nạp những hình ảnh không tốt khuyến khích trẻ suy nghĩ rằng hành vi bạo lực là một cách thông thường để nắm bắt và giải quyết các vấn đề.
Lý do thứ 10: Chúng làm gia tăng mối lo lắng cho xã hội
Học hỏi các kỹ năng xã hội là cần thiết cho sự thành công của một đứa trẻ. Nóng nảy trong giao tiếp với những người khác có thể cản trở những điều tốt lành tìm đến với chúng.
Dù trẻ có thể miễn cưỡng, nhưng sẽ tốt để rèn chúng. Hãy yêu cầu trẻ em bỏ điện thoại xuống và giao tiếp với những người trong gia đình và bạn bè cùng trang lứa. Như vậy, chúng có thể nhận biết biểu cảm trên khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể, và học được sự đồng cảm. Kết quả, chúng sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong giao tiếp với mọi người khi lớn lên. “Trẻ em cần khoảng thời gian để giao tiếp trực diện mặt đối mặt“, Denise Daniels cho biết. “Nếu bạn bóp nghẹt cảm xúc của bạn với công nghệ, bạn đang sống một cuộc sống bị kìm hãm”.
Theo danviet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh
Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024
Cụm thi đua số 3 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Hướng về cơ sở, vì người lao động
Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri
Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Phát huy hiệu quả mô hình nhà chờ xe buýt văn minh từ dân vận khéo
Tin khác
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
Xã hội 25/11/2024 14:34
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34