Lưu giữ văn hóa dân gian nơi góc phố đi bộ
Khám phá văn hóa Hàn Quốc ngay ven hồ Hoàn Kiếm | |
Khi dòng nhạc “bác học” xuống phố | |
Hà Nội cấm chó không rọ mõm vào phố đi bộ quanh Hồ Gươm |
Nằm nép mình trong góc phố giao nhau giữa Đinh Tiên Hoàng và phố Hàng Dầu, với những du khách tham quan phố đi bộ, đây được coi như nơi lưu giữ những văn hóa, trò chơi dân gian truyền thống. Điển hình như những trò chơi như kéo co, đánh chuyền, nhảy dây, nhảy sạp… cho tới những sạp hàng “góc Việt xưa”, những chú tò he… Sự bài trí đơn giản, cách chơi không quá cầu kì, giá thành những món đồ chơi không quá đắt là sự thể hiện đầy dung dị một phần văn hóa xa xưa của người Việt.
Đi cà kheo là trò chơi đòi hỏi sự khéo léo, thu hút được rất đông khách tham quan trải nghiệm |
Giữa con phố nhộn nhịp người qua lại, những tiếng đập sạp rộn rã vang lên, tiếng cười nói, hướng dẫn cách đi, cách nhảy kéo gần khoảng cách giữa những người xa lạ. Hay đơn giản như khu vực chơi ô ăn quan, những ô quan đã được vẽ sẵn với đầy đủ quan, quân chỉ đợi người đến “rải nước”. Ở khu vực này, có thể không cần quen biết nhau, mọi người vẫn có thể chơi chung một trò, cùng chỉ bảo nhau luật chơi.
Các chị em phụ nữ, các bạn gái lại thường lựa chọn chơi nhảy dây |
Vì vậy, dù không quá sôi động như những góc phố khác, khu trò chơi dân gian vẫn thu hút được rất nhiều người, đặc biệt là trẻ em và người nước ngoài. Theo chia sẻ của nhiều phụ huynh, họ thích cho con hiểu và chơi những trò dân gian hơn là thuê xe mô hình, xe chạy thăng bằng, trượt patin… Vì những trò dân gian không những nhẹ nhàng mà còn là sự trải nghiệm thú vị cho các em vào dịp cuối tuần.
Trò nhảy sạp thu hút được rất nhiều trẻ nhỏ và du khách nước ngoài |
Ngay cả với những loại đồ chơi như tò he, chuồn chuồn gỗ.. dù không bắt mắt và hiện đại như những loại đồ chơi Trung Quốc khác trên thị trường nhưng rất an toàn và ít ảnh hưởng bạo lực tới tâm lý của trẻ nhỏ.
Chơi ô ăn quan là trò chơi trí tuệ xa xưa được nhiều bạn trẻ thích thú |
Chị Nguyễn Mạnh Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Cứ dịp cuối tuần, gia đình tôi thường tranh thủ cho các cháu ra phố đi bộ vui chơi, hóng mát. Và mỗi dịp như thế, chúng tôi thường ghé vào trải nghiệm những trò chơi dân gian. Thực sự những trò như đánh chuyền, ô ăn quan… chỉ quen thuộc trong tuổi thơ của những người làm cha làm mẹ chứ với các cháu nhỏ như con tôi, chúng vẫn còn rất lạ lẫm. Với tôi, việc cho con chơi và hiểu những trò dân gian không chỉ mở mang kiến thức cho các cháu mà còn là điều kiện giúp các cháu hiểu hơn về một phần văn hóa truyền thống của nước ta”.
Ngoài các trò chơi, khu vực này cũng bày bán nhiều đồ chơi dân gian, trong đó, những sạp bán tò he nhiều màu sắc là điển hình nhất |
Còn với trẻ nhỏ, những trò chơi giản dị lại thu hút được sự tò mò và tính hiếu kì của chúng. Không khó để bắt gặp những đứa trẻ mắt tròn mắt dẹt nhìn các anh chị, cô chú tập đi cà kheo hay những tiếng í ới hỏi cha mẹ cách chơi chuyền, chơi chắt. Em Trần Anh Tú (học sinh trường Tiểu học Lý Thường Kiệt – Đống Đa) kể: “Trong những trò chơi ở đây, em thích nhất là trò nhảy sạp vì nó vui nhộn, mỗi lần nhảy hết một lượt không bị lỗi, em cảm thấy vô cùng vui, đặc biệt còn được các cô chú, anh chị khác khen nhảy giỏi nữa”.
Hay những đồ chơi bằng gỗ không hàm chứa tính bạo lực |
Qua mức độ thu hút của góc phố này, có thể đánh giá, trò chơi, văn hóa dân gian vẫn là những bí ẩn nhiều người mong được khám phá. Không chỉ vậy, nhiều người còn thể hiện mong muốn, cần nhiều hơn nữa những khu vực trò chơi truyền thống tại nơi công cộng để họ có thêm cơ hội được trải nghiệm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04