Lực lượng an toàn vệ sinh viên trong doanh nghiệp: Còn nhiều trăn trở
Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy nổ | |
An toàn vệ sinh lao động là trách nhiệm chung của các cấp các ngành |
Trách nhiệm trong công việc
Theo quy định của pháp luật, mạng lưới ATVSV được thành lập theo thoả thuận giữa người sử dụng lao động và BCH CĐ, nội dung hoạt động phù hợp với luật pháp, bảo đảm quyền của người lao động và lợi ích của người sử dụng lao động. ATVSV là những người lao động trực tiếp có am hiểu về nghiệp vụ, nhiệt tình và gương mẫu về bảo hộ lao động được tổ sản xuất bầu ra. Mỗi tổ sản xuất phải bố trí ít nhất một ATVSV; đối với các công việc phân tán theo nhóm thì nhất thiết mỗi nhóm phải có một ATVSV. Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động, ATVSV không được là tổ trưởng.
Vì “gánh” một trọng trách đối với cả đồng nghiệp và doanh nghiệp, mà chủ yếu là trách nhiệm đối với sự an toàn của mọi người, trước mỗi ca sản xuất, ATVSV phải quan sát tình trạng ATVSLĐ của máy, thiết bị, điện, mặt bằng sản xuất, phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu sự cố… Tất nhiên, nếu phát hiện yếu tố hoặc nguy cơ gây tai nạn lao động thì lập tức ATVSV phải báo cáo tổ trưởng.
Lực lượng ATVSV có vai trò quan trọng trong việc hạn chế TNLĐ |
Tuy nhiên, không ít ATVSV lại bị coi là đối tượng gây khó khăn, cản trở sản xuất chỉ vì họ kiến nghị với tổ trưởng về hiện tượng thiếu an toàn của thiết bị làm việc. Trước ca sản xuất, Chị Phạm Thị T (ATVSV của một doanh nghiệp thuộc ngành dệt may) phát hiện cây lấy chỉ của chiếc máy may bị lệch, chị T báo cáo tổ trưởng và kiến nghị kiểm tra thay mới vì lo ngại quá trình lấy chỉ bị gián đoạn, suốt chỉ có thể văng vào mặt công nhân. Người tổ trưởng cho rằng nếu thay cây lấy chỉ thì sẽ mất thời gian, chậm tiến độ giao hàng nên không thực hiện. May mắn, hôm đó không xảy ra sự cố nhưng chị Phạm Thị T đã được nhắc nhở không nên đưa ra đề xuất làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của tổ.
Thực tế có không ít người khi được tín nhiệm bầu làm ATVSV đã xác định sẽ chịu “quyền rơm vạ đá” nhưng họ vẫn sẵn lòng vì sự an toàn của đồng nghiệp và của chính mình. Có cả những ATVSV còn tích cực tham gia cấp cứu đồng đội khi bị tai nạn hoặc tham gia giải quyết các sự cố xảy ra.
Chịu nhiều sức ép
ATVSV hầu hết là CNLĐ trực tiếp sản xuất nên họ vừa phải thực hiện công việc của mình khi tổ trưởng sản xuất phân công vừa phải làm tròn trách nhiệm của ATVSV. Nếu không làm ra sản phẩm, không hoàn thành định mức thì không có tiền lương và không hoàn thành nhiệm vụ khi bình xét. Nếu phát hiện ra vi phạm, sai sót trong quá trình sản xuất thì ảnh hưởng đến năng suất, thành tích chung của tập thể, ảnh hưởng đến thu nhập của mỗi thành viên nên chịu nhiều sức ép.
Bên cạnh đó, quy định pháp luật về mạng lưới ATVSV, nhất là quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của ATVSV chưa cụ thể. Hiện nay, mạng lưới ATVSV được trao rất nhiều quyền: Quyền được hưởng phụ cấp trách nhiệm; quyền được yêu cầu NLĐ ngừng công việc; quyền được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ... nhưng lại chưa có cơ chế để đảm bảo thực hiện, do đó hầu như những quyền này của ATVSV không được thực hiện trong thực tế. Hiện, mạng lưới ATVSV mới chỉ có phụ cấp nếu DN có quy chế. Ví dụ, ở ngành than, mức phụ cấp của ATVSV khoảng 100.000 đồng/người/trên tháng. Ở một số doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, phụ cấp dao động từ 100-200.000 đồng /tháng, và cũng có những doanh nghiệp không trả phụ cấp cho ATVSV. Điều này cho thấy, quyền lợi của mạng lưới ATVSV còn rất thiệt thòi.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới ATVSV, góp phần ngăn ngừa, hạn chế TNLĐ, BNN và duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước cần có những quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, quyền lợi, quyền hạn của ATVSV về các cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền này. Bên cạnh đó, cần tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền cho NLĐ, NSDLĐ thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của mạng lưới ATVSV để NSDLĐ hiểu và tạo điều kiện cho mạng lưới ATVSV hoạt động và NLĐ hiểu và hợp tác tốt với mạng lưới ATVSLĐ trong công tác phòng ngừa TNLĐ, BNN ở đơn vị, doanh nghiệp. Đối với tổ chức CĐ, nhất là CĐCS cần chủ động tham gia cùng chuyên môn xây dựng quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV; đề xuất các cơ chế hoạt động cho ATVSV trong Thỏa ước lao động tập thể trong nội quy, quy chế của đơn vị...
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42