Luật hóa quy định chủ ô tô phải có tài khoản ngân hàng: Tại sao không?
Nhiều điểm ưu việt
Chia sẻ về những ưu điểm của hình thức xử lý vi phạm này, Đại úy Trần Quang Chinh, Đội phó Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP Hà Nội) cho biết: ở Đội CSGT số 6, công tác xử lý “nguội” vi phạm đã và đang được triển khai. Thông qua các trang thiết bị chuyên dụng, cán bộ chiến sỹ CSGT sẽ xử lý các vi phạm như dừng, đỗ trái phép… từ những hình ảnh thu được, đơn vị sẽ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, đội điều khiển đèn tín hiệu giao thông… và gửi hình ảnh vi phạm về đơn vị quản lý bến xe để có phương án xử phạt.
Kết quả thu được cho thấy, trên các tuyến giao thông chính như: Phạm Hùng, Phạm Văn đồng, Đại lộ Thăng Long… việc đưa công nghệ để áp dụng vào trong xử lý vi phạm là rất cần thiết và đã mang lại hiệu quả. Và với hình thức phạt nguội, nhiều đơn vị doanh nghiệp vận tải đã nắm bắt và khắc phục được những vi phạm, ý thức của tài xế. Nói cách khác, việc xử lý đã mang lại những kết quả tích cực, chuyển biến rõ rệt về ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
Xử phạt nguội qua hình ảnh camera có nhiều ưu điểm. |
Theo tìm hiểu, hiện quy định về “phạt nguội” cũng đã được hướng dẫn tại Thông tư 06/2017/TT-BGTVT (ngày 28/2/2017) của Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, việc thực thi “phạt nguội” trên thực tế vẫn gặp những khó khăn nhất định. Việc người vi phạm trốn tránh hoặc cố ý không thực hiện nghĩa vụ nộp phạt là một ví dụ. Nói cách khác, nếu chủ xe vi phạm cố ý chây ỳ cho đến kỳ đăng kiểm mới nộp phạt thì ngân sách sẽ thất thu do nộp phạt chậm. Luật hóa quy định chủ ô tô phải có tài khoản ngân hàng sẽ trực tiếp giúp khắc phục hạn chế này.
Nên thí điểm trước khi nhân rộng
Thống kê cho thấy, hiện tốc độ gia tăng trung bình hàng năm của ô tô trên địa bàn Hà Nội là 10,2%, xe máy là 6,7%. Trong khi đó, tốc độ phát triển hạ tầng giao thông của thành phố chỉ ở mức bình quân 3,9%. Sự phát triển mất cân đối giữa phương tiện giao thông cá nhân với kết cấu hạ tầng giao thông, cùng với ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân chưa cao đã trực tiếp dẫn đến ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Chia sẻ quan điểm tại hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về dự án Luật giao thông đường bộ sửa đổi do Bộ Giao thông vận tải và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, nếu chủ phương tiện có tài khoản và quy định này được luật hóa sẽ xóa bỏ được các tiêu cực của một bộ phận cảnh sát giao thông trong xử phạt vi phạm.
Theo ông Thanh nên gọi đó là tài khoản giao thông để thực hiện thanh toán, nộp phạt giao thông, kể cả phạt thông qua hình ảnh. Tài khoản này cấp cho chủ xe và liên kết được với các tài khoản ngân hàng khác nhau chuyển đổi tiền qua, không thể mỗi dịch vụ giao thông lại sử dụng một tài khoản ngân hàng khác nhau rồi dán nhiều tem nhận dạng lên xe.
Đồng quan điểm trên, anh Đinh Hữu Hải (trú tại Định Công Hạ, quận Hoàng Mai) cho biết, theo hình thức truyền thống, lái xe vi phạm sẽ phải lấy biên bản đến kho bạc nộp phạt rồi lại quay lại lấy giấy tờ, việc làm này sẽ rất phiền hà cho người vi phạm. Bởi vậy, việc mở tài khoản sẽ khiến cho việc nộp phạt được minh bạch hơn, số tiền nộp phạt “chạy thẳng” vào ngân hàng, sẽ tránh hiện tượng bôi trơn giữa người vi phạm với lực lượng cảnh sát giao thông, gây ra nạn tham nhũng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Sinh - Chuyên viên tư vấn luật (Công ty Cổ phần tư vấn DLS Việt Nam) luật hóa chủ phương tiện phải có tài khoản để phạt nguội nên thực hiện dần dần từng bước. Nói cách khác, nên thực hiện thí điểm để rồi từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân ra những địa phương khác thật sự hoàn chỉnh, đồng bộ. Cách làm này giúp các cơ quan thực hiện có điều kiện đánh giá, nhìn nhận những bất cập để sửa đổi cho phù hợp. “Việc chủ xe có tài khoản ngân hàng để thuận tiện nộp phạt khi vi phạm đã áp dụng rất nhiều nước. Hơn nữa, hoạt động này cũng thuận tiện cho người vi phạm, vì tránh được việc đi lại nộp phạt mất thời gian.
Giải pháp này cũng chứng minh được tính hiệu quả, góp phần chống tiêu cực trong lực lượng thi hành công vụ và giảm được biên chế lực lượng tuần tra kiểm soát. Tuy nhiên, Nhà nước cần đồng bộ hóa và hoàn thiện các công cụ khác như hệ thống hạ tầng cơ sở, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông. Bởi nếu chỉ tập trung vào một công cụ là xử phạt vi phạm, coi đây là cách thức duy nhất để quản lý giao thông thì cách quản lý này sẽ mang tính chất cực đoan, đồng thời tác động ngược đến ý thức của người tham gia giao thông” - ông Nguyễn Ngọc Sinh chia sẻ.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46