Lời cảm ơn xúc động của Bộ trưởng Đinh La Thăng

LĐTĐ -Ngày 22/1, Bộ trưởng Bộ GTVT kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng đã tặng 10 triệu đồng cho mỗi gia đình tham gia cứu người trong vụ cháy tàu cánh ngầm trên sông Sài Gòn.

Theo Infonet đưa tin, trong thư gửi 3 gia đình ông bà Trần Văn Có, ông bà Ngô Văn Hồng và con trai Ngô Huỳnh Long, Bộ trưởng viết: "Vì công việc bận rộn, tôi chưa thể có điều kiện đến từng nhà các ông, bà để thay mặt Bộ GTVT, thay mặt Ủy ban ATGT Quốc gia, thay mặt những hành khách may mắn của chuyến tàu xấu số… nói lời cảm ơn sâu sắc nhất, đồng thời bày tỏ lòng tri ân của cá nhân tôi về việc làm lớn lao mà các ông, bà dành cho ngành GTVT". 

 

Trước hành động dũng cảm và nhân văn của gia đình, Quỹ chung tay "Vì nạn nhân tai nạn giao thông" của Báo Giao thông cũng gửi tặng mỗi gia đình 3 triệu đồng. 

 

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, ông Nguyễn Xuân Sang – Giám đốc Cảng vụ Hàng hải TP HCM đã trao tặng quà và gửi lời cảm ơn của Bộ trưởng đến 3 gia đình kể trên.

 

Các gia đình tham gia cứu nạn nhận quà từ Bộ trưởng Thăng
Các gia đình tham gia cứu nạn nhận quà từ Bộ trưởng Thăng

 

Trước đó, chiều 20/1, khi đang trên hành trình từ TP.Hồ Chí Minh về Vũng Tàu, tàu cánh ngầm Vina Express 01 đã bất ngờ bốc cháy dữ dội tại khu vực gần cầu Phú Mỹ (TP.Hồ Chí Minh. 

 

Theo một số nạn nhân cho biết, vào lúc gần 13 giờ chiều, chuyến tàu Vinalines chở hàng trăm khách, trong đó có nhiều khách là người nước ngoài xuất phát từ bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) đi Vũng Tàu. Khi đến khu vực dưới cầu Phú Mỹ thì bất ngờ nhiều người thấy khói bốc lên ở khoang tàu. 

 

Khi mọi người chạy lại kiểm tra thì phát hiện khói cùng lửa đang bốc lên dữ dội. Hốt hoảng, nhiều người tri hô nhau có cháy rồi chạy lại dập lửa. Quá hoảng loạn, nhiều người phải nhảy xuống sông để thoát thân.

 

Ngay lập tức, 3 gia đình nêu trên (chuyên hành nghề buôn bán tạp hóa trên sông) đã tích cực tham gia cứu giúp những hành khách bị nạn. 

 

Cụ thể, ghe của gia đình anh Trần Văn Có cứu được 15 người; ghe của gia đình anh Ngô Huỳnh Long cứu được 20 người và ghe của gia đình anh Ngô Văn Hồng cứu được 15 người.

 

Cả 3 gia đình có hành động nghĩa hiệp này đều có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, gia đình anh Ngô Huỳnh Long chưa có nhà ở, cả gia đình phải tá túc qua ngày trên chiếc ghe nhỏ bé.

 

Ông Sang cũng cho hay, trước mắt, Cảng vụ Hàng hải TP HCM sẽ hỗ trợ các gia đình duy tu, sửa chữa lại các phương tiện đảm bảo an toàn hơn, phối hợp với các đơn vị liên quan để cấp đăng ký, đăng kiểm cho phương tiện của 3 hộ này. Song song đó, ngành sẽ vận động quyên góp, tài trợ để các gia đình có tiền xây nhà tình nghĩa.

 

Hành khách trên tàu cánh ngầm lấm lem bùn đất vì nhảy thoát nạn
Hành khách trên tàu cánh ngầm lấm lem bùn đất vì nhảy thoát nạn

 

Theo một nguồn thông tin khác, thì tàu Vina Express 01 (số đăng ký SG 3837) thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Tàu cao tốc Vina vừa bị cháy có xuất xứ từ Liên bang Nga và đã hoạt động từ năm 1994. 

 

Đây là loại tàu cánh ngầm 2 động cơ và mới được thay máy gần đây chứ không phải máy cũ dùng gần 20 năm qua. Hiện cơ quan Đăng kiểm đang phối hợp với lực lượng công an làm rõ tình trạng kỹ thuật của tàu khi xảy ra sự cố. 

 

Từ năm 2013, Bộ GTVT đã có nhiều chỉ đạo nhằm đảm bảo an toàn cho loại tàu cao tốc chở khách, tuy nhiên tai nạn vẫn liên tục xảy ra. 

 

Trong cuộc họp tại trụ sở Bộ GTVT chiều 21/1, ngay từ đầu Bộ trưởng Bộ GTVT đã đặt câu hỏi trên với ông Trần Kỳ Hình – Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam. Ông Thăng yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam phải xem lại ai là đăng kiểm viên đã thực hiện kiểm tra, ai là lãnh đạo, rà soát lại quy trình thủ tục rồi báo cáo, tại sao lại xảy ra sự việc này, khi tàu mới đăng kiểm. 

 

"Trách nhiệm trước hết là của mình, mới đăng kiểm có 3 ngày đã cháy thì đăng kiểm thế nào, rõ ràng có vấn đề mình phải xem chứ. Nếu máy móc không có vấn đề, dầu máy không rò rỉ làm sao cháy được?”, ông Thăng chỉ đạo.

Nguồn Đất Việt

Nên xem

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là đối với loại hình nhà ở nhiều tầng, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy nổ gây ra, nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mở lối thoát hiểm thứ 2.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Hơn khi nào hết, việc nêu gương đi đầu trong cán bộ đảng viên; việc áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong mỗi hoạt động sẽ là kim chỉ nam cho Hà Nội trên hành trình phát triển mới.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, các đại biểu cho biết, trẻ em đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các em.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bun-ga-ri Ru-men Ra-đép và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bun-ga-ri tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Ru-men Ra-đép.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25-30/11), Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động