Loại bỏ tục đốt vàng mã: Bắt đầu từ nhận thức
Đốt vàng mã nhằm kết nối với người đã khuất là quan niệm sai lầm | |
Người đã khuất không nhận được "quà" từ đốt vàng mã |
Nên bỏ hay giữ?
Những ngày đầu năm Mậu Tuất 2018, câu chuyện đốt vàng mã một lần nữa lại được dư luận đặc biệt quan tâm. Bởi mới đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành Công văn số 31 đề nghị, loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đề nghị trên nhanh chóng trở thành đề tài gây tranh luận, bởi nó được ban hành vào đúng thời điểm mùa lễ hội.
Cần thay đổi các phong tục, tập quán biến tướng để phù hợp với sự phát triển xã hội. |
Anh Nguyễn Đăng Nhã (KĐT Đại Thanh, Hà Đông) cho rằng, nên loại bỏ hẳn tập tục này để tránh lãng phí, hạn chế tiềm ẩn và nguy cơ cháy nổ. Anh giải thích: “Khi mình làm lễ cầu khấn hoặc tưởng niệm một ai đó thì nên hành động bằng chính cái tâm của mình và bằng những việc làm thiện nguyện cụ thể.
Nhiều người nghĩ, mình có tiền thì mua vàng mã để đốt, đó là quan niệm sai và lãng phí. Bởi lẽ, rất nhiều tôn giáo khác họ không có tập tục đốt vàng mã, nhưng cuộc sống của họ vẫn hạnh phúc, giàu có. Trong khi đó, vàng mã được đốt không chỉ gây lãng phí về kinh tế, mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh”.
Trước câu hỏi trên, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Lâm Biền đã từng cho rằng, tục đốt vàng mã có gốc tích từ phong tục chôn theo của cải, vật dụng cá nhân cho người đã khuất. Sau đó, người xưa đã cải tiến và thay thế các hình nhân bằng vàng mã… Tục đốt vàng mã là tín ngưỡng dân gian cần tôn trọng, nhưng cái gì thái quá và không phù hợp thì cần loại bỏ. Tín ngưỡng là biểu trưng, trước đây mọi người chỉ cần một tờ giấy viết lên là đốt được, thì giờ đây nhiều người đã mua sắm cả ô tô, xe máy, nhà lầu…bằng vàng mã để đốt. Như thế không chỉ gây lãng phí, ô nhiễm mà còn ảnh hưởng đến người khác. Vì thế, để việc đốt vàng mã được hạn chế, đúng nơi quy định và tránh lãng phí, các cơ quan chức năng nên tuyên truyền để người dân hạn chế, đơn giản hóa các nghi lễ và thành tâm chứ không nên cấm, vì đó là tín ngưỡng. |
Cùng chung quan điểm với anh Nhã, bà Trương Thu Hà (ở Quan Nhân, Trung Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, theo quan điểm của bà, việc đốt vàng mã là một phong tục cổ hủ, tốn kém và làm ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, vì phong tục này đã tồn tại lâu đời nên rất khó bỏ ngay lập tức, vì thế, cần tích cực tuyên truyển để mọi người hiểu và đốt vàng mã sao cho đúng, cho đủ.
“Không một đất nước phát triển nào mà lại có cả một ngành sản xuất ra các thứ chỉ để mua về đốt như ở Việt Nam, vì thế theo tôi nghĩ, nếu tuyên truyền không được, cần thiết Nhà nước nên cấm đốt vàng mã như cấm đốt pháo. Như thế, chúng ta không chỉ tiết kiệm được về kinh tế, tránh lãng phí nguồn nhân lực và cũng tránh ô nhiễm môi trường…”, bà Hà nêu quan điểm.
Trái ngược với những quan điểm trên, mặc dù không khẳng định mình là người mê tín, nhưng nhiều người cho rằng, việc đốt vàng mã tuy có ảnh hưởng tiêu cực nhưng chúng ta không nên loại bỏ hoàn toàn mà chỉ nên tìm cách hạn chế những tác hại của nó. Vì đây đã là nét văn hoá có từ lâu đời, cũng là nghi thức để thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên, với người đã khuất.
“Nếu như loại bỏ phong tục này sẽ làm ảnh hưởng đến thế giới tâm linh, đến tín ngưỡng của mỗi người. Theo tôi, có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Dù sao đây cũng là văn hoá từ lâu đời rồi, không nên bỏ hẳn.
Trong khi đó, nếu như cấm đốt vàng mã thì Nhà nước và các cơ quan ban ngành đã có phương án gì cho người dân tại các làng nghề chuyên làm vàng mã hay chưa, cuộc sống của họ sẽ ra sao?. Bên cạnh đó, nếu loại bỏ việc đốt vàng mã thì vấn đề tín ngưỡng sẽ ra sao, đặc biệt là đối với tín ngưỡng hầu đồng?”, anh Thắng (ở Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội) đặt câu hỏi.
Thay đổi để tồn tại
Quay trở lại với đề nghị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự, ngay sau khi đề nghị được đưa ra, không ít người đã nhớ đến Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Trong đó Nghị định nêu rõ, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 – 500 nghìn đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định, tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử…
Đối với Nghị định trên có thể nói, yếu tố “Không đúng nơi quy định” đã và đang khiến các nhà quản lý lúng túng. Thực tế hiện nay có thể thấy, vào các dịp lễ, tết, người dân không chỉ đốt vàng mã ở những nơi thờ tự, mà còn đốt tự do ở bất kỳ đâu, thậm chí đốt ngay ngoài đường, vỉa hè...Vì vậy, việc đề nghị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời là cần thiết và rất rõ ràng. Đặc biệt nó được ra đời đúng thời điểm, chi tiết và cụ thể. Thế nhưng, nhiều người cho rằng, liệu có thể thay đổi được tư duy cố hữu đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam hàng nghìn năm?.
Trước câu hỏi trên, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Lâm Biền đã từng cho rằng, tục đốt vàng mã có gốc tích từ phong tục chôn theo của cải, vật dụng cá nhân cho người đã khuất. Sau đó, người xưa đã cải tiến và thay thế các hình nhân bằng vàng mã…Tục đốt vàng mã là tín ngưỡng dân gian cần tôn trọng, nhưng cái gì thái quá và không phù hợp thì cần loại bỏ.
Tín ngưỡng là biểu trưng, trước đây mọi người chỉ cần một tờ giấy viết lên là đốt được, thì giờ đây nhiều người đã mua sắm cả ô tô, xe máy, nhà lầu…bằng vàng mã để đốt. Như thế không chỉ gây lãng phí, ô nhiễm mà còn ảnh hưởng đến người khác. Vì thế, để việc đốt vàng mã được hạn chế, đúng nơi quy định và tránh lãng phí, các cơ quan chức năng nên tuyên truyền để người dân hạn chế, đơn giản hóa các nghi lễ và thành tâm chứ không nên cấm, vì đó là tín ngưỡng.
Có thể nói, đề nghị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc loại bỏ tục đốt vàng mã tại các nơi thờ tự là hợp lý, tuy nhiên, chúng ta không thể dùng mệnh lệnh để cấm đoán phong tục. Về lâu về dài, để hạn chế vấn đề này theo các nhà nghiên cứu văn hóa, không chỉ các nhà sư, mà các bậc cao niên có chức sắc tại các làng, các địa phương cần tích cực tuyên truyền, vận động để người người dân và cộng động hiểu và làm theo.
Tập tục không đứng yên và muốn tồn tại thì cần phải thay đổi sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, điều quan trọng là các nhà quản lý cần điều chỉnh tập tục theo hướng tích cực.
Không ít phong tục, tập quán của người Việt tại các lễ hội đã được thay đổi và thành công như: Tục cướp lộc ở hội Gióng (Sóc Sơn), tục chém lợn (ở Bắc Ninh)…Tất cả các phong tục trên đều đang được giữ nguyên, nhưng đã được thay đổi đề phù hợp hơn với xã hội hiện đại. Điều quan trọng nhất vẫn là các các phong tục, tập quán đều hướng con người thực hiện bằng chính cái tâm của mình.
Chúng ta chưa thể khẳng định đề nghị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thành công hay không, nhưng nếu chủ trương này được các cơ sở thờ tự thực hiện nghiêm túc, có thể coi là sự khởi đầu cho việc “chấn hưng” Phật giáo theo con đường Phật tại tâm thay vì mang nặng tâm lý cầu xin như hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được vấn đề này có lẽ cần khoảng thời gian không phải là ngắn và cũng cần có sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành và ý thức của cả cộng đồng.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21