Lo ngại nguy cơ khủng bố, Việt Nam tăng cường an ninh hàng không Cấp độ 1

LĐTĐ -Sau khi máy bay của Malaysia đột ngột mất tích khi chuẩn bị vào không phận nước ta, lần đầu tiên nhà chức trách hàng không Việt Nam ban bố lệnh áp dụng biện pháp đảm bảo an ninh tăng cường Cấp độ 1 trước lo ngại nguy cơ khủng bố.

>>Việt Nam áp dụng biện pháp an ninh hàng không cấp độ 1

Lệnh tăng cường kiểm soát an ninh hàng không quốc gia được Bộ Giao thông Vận tải chính thức phát đi vào chiều tối ngày 9/3. Theo đó, các cảng hàng không sân bay và các hãng vận chuyển được đặt trong tình trạng cảnh giác cao và thắt chặt an ninh ở tất cả các khâu kiểm soát.

Trao đổi với PV, ông Đinh Việt Thắng - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - khẳng định: “Đảm bảo an ninh hàng không rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi có nhiều nguy cơ tiềm ẩn tác động đến công tác an toàn an ninh. Khi có một máy bay bị sự cố, mất liên lạc thì ngành hàng không đưa ra cảnh báo là cần thiết để tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho máy bay và hoạt động khai thác bay”.

Ông Thắng cho biết, Cấp độ 1 về tăng cường các biện pháp an ninh chưa phải là mức cao nhất mà là sự cảnh báo ban đầu để nâng cao an toàn an ninh hàng không.

“Theo quy định hiện nay, có 3 cấp độ về đảm bảo an ninh. Việc ban bố Cấp độ nào phụ thuộc vào tính chất sự việc và nguy cơ uy hiếp an toan an ninh hàng không quốc gia. Trong trường hợp này, máy bay Malaysia mất tích là một vụ việc cụ thể và mất tích trên khu vực được cho là có liên quan đến Việt Nam nên đủ điều kiện để đưa ra cảnh báo” - ông Thắng nhấn mạnh.

Các cảng hàng không, sân bay tại Việt Nam được thắt chặt an ninh

Các cảng hàng không, sân bay tại Việt Nam được thắt chặt an ninh

Ngày 8/3, Malaysia tuyên bố máy bay chở theo 239 người của nước này bị mất tích lúc 2h40 (giờ địa phương), Trung Quốc cũng cho rằng 150 công dân của họ trên máy bay Malaysia Airlines mất tích trong không phận Việt Nam. Chiều cùng ngày, Cục Hàng không Liên bang Mỹ đưa ra nhận định nghi ngờ thời điểm máy bay Malaysia Airlines mất tích là đã ở khu vực Huế - Đà Nẵng của Việt Nam.

Tuy nhiên, những nghi vấn nói trên đã được gỡ bỏ sau đó khi nhà chức trách hàng không Malaysia xác nhận lại giờ bay của chiếc máy bay mất tích, cụ thể là máy bay MSA 370 - B772 đã mất toàn bộ tín hiệu liên lạc và tín hiệu trên radar 41 phút sau khi rời sân bay Kuala Lumpur, lúc này máy bay chưa bàn giao kiểm soát với Trung tâm Quản lý bay đường dài Hồ Chí Minh (ACC) và chưa được chấp thuận bay vào vùng trời Việt Nam.

Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng cục Hàng không Việt Nam - cũng bác bỏ thông tin cho rằng máy bay của Malaysia đã bay vào đất liền Việt Nam. Theo ông Thanh, nếu chưa vào vùng thông báo bay (FIR) của Việt Nam mà máy bay tắt liên lạc thì radar có thể không phát hiện được, nhưng khi vào gần đến đất liền thì hệ thống radar thứ cấp của Việt Nam có thể bắt được tín hiệu máy bay.

Chủ trì cuộc họp khẩn với Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng cùng các đơn vị có liên quan đến công tác tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhận định khu vực xác định nghi vấn máy bay mất tích là vùng biển cạn, mực nước chỉ 20-40m nên khả năng nhìn thấy máy bay rơi xuống biển là rất cao, nhưng máy bay của Việt Nam và các nước tham gia tìm kiếm đã quần thảo rất nhiều lượt suốt 2 ngày qua mà vẫn chưa phát hiện được gì. Vì vậy, không loại trừ khả năng máy bay mất tích do bị khủng bố.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lưu ý: “Do vấn đề khủng bố chưa được loại trừ nên Bộ Công an cần nâng mức cảnh báo kiểm tra an ninh. Bộ trưởng Giao thông Vận tải triển khai phối hợp với Bộ Công an để đảm bảo tốt nhất an ninh hàng không của Việt Nam”.

Cục điều tra liên bang Mỹ FBI hôm 9/3 đã chính thức vào cuộc để làm rõ vụ việc khi trong danh sách chuyến bay có 3 công dân Mỹ tham gia hành trình từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh. Các quan chức Mỹ cho biết họ đang nghiên cứu khả năng liệu đã có một vụ khủng bố xảy ra hay không. Đây là giả thuyết luôn được giới chức Mỹ cân nhắc trừ khi đủ cơ sở chứng minh điều ngược lại.

Malaysia chiều 9/3 đã thông báo tới các cơ quan chống khủng bố của nhiều nước trước thông tin có một số hành khách giả danh trên chuyến bay mất tích. Malaysia sẽ phối hợp với các cơ quan tình báo, bao gồm cả FBI Mỹ về vấn đề này.

Như đã đưa tin, chuyến bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines từ Kuala Lumpurđi Bắc Kinh (Trung Quốc) dự kiến hạ cánh lúc 6h30 sáng (theo giờ địa phương) ngày 8/3. Tuy nhiên, trong khi thực hiện hành trình máy bay đã đột ngột mất toàn bộ tín hiệu. Cho đến nay chiếc máy bay Boeing của Malaysia Airlines được xác định là đã mất tích cùng với 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn.

Cảng hàng không, sân bay thắt chặt kiểm soát an ninh

Ngay khi nhà chức trách ban bố lệnh tăng cường an ninh Cấp độ 1, tại các khu vực hạn chế, cảng vụ hàng không trên cả nước đã số lượng nhân viên an ninh, không cho người không có phận sự ra/vào khu vực hạn chế.

Kiểm soát an ninh được triển khai nhiều biện pháp đặc thù như: Kiểm tra người bằng máy dò kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan ở mức 7% so với mức 5% như bình thường, tăng tỉ lệ khách được phỏng vấn khi làm thủ tục an ninh, tần suất kiểm tra trực quan ngẫu nhiên nâng lên 10% đối với hành khách và hành lý xách tay qua cổng từ mà không có tín hiệu báo động…

Tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, quân số trực an ninh được tăng cường thêm 40% để triển khai kiểm tra giám sát cả ở khu vực bên trong và bên ngoài sân bay. Khi làm thủ tục bay, hành khách luôn được nhắc nhở đặc biệt rằng không mang, xách hộ đồ đạc của người khác, nhất là người không quen biết.

Sân bay quốc tế Nội Bài cũng tăng lực lượng an ninh làm nhiệm vụ và thắt chặt kiểm soát tại các khu vực, các cửa soi chiếu hành lý, người và đồ xách tay qua cửa từ. Khu vực kiểm soát hải quan cũng được tăng cường giám sát đối với các trường hợp xuất/ nhập cảnh…

Ông Phạm Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines - cho biết: Từ vụ việc máy bay Boeing777-200ER của Malaysia mất tích và từ thực tế Công an Cửa khẩu Việt Nam cũng phát hiện các trường hợp khách quá cảnh có hộ chiếu giả để nhập cư lậu nên chính hãng này đã đưa ra đề nghị cần tăng cường kiểm soát an ninh nhằm bảo đảm áp dụng một loạt các biện pháp an toàn an ninh ở cấp độ cao nhất với mạng bay Việt Nam.

Tất cả công tác kiểm tra kiểm soát an ninh đều được báo cáo nhận điện theo chương trình phòng chống khủng bố hàng không mà Việt Nam đang triển khai.

 

Nguồn Dân trí

Nên xem

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…
Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

(LĐTĐ) Trong những năm qua, lượng du khách nội địa đến với Khánh Hoà từ Hà Nội đều tăng trưởng rất tốt. Ngành Du lịch Khánh Hoà xác định Hà Nội là cầu nối quan trọng giữa du khách và các địa phương
Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ  Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao sự phối hợp ngày càng khăng khít, chất lượng, hiệu quả giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và cho rằng, mối quan hệ phối hợp này đã đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước thời gian qua.
Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2065” nhấn mạnh việc xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lỗi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô.
Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

(LĐTĐ) Ngày 26/5, tại Khu Công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố tổ chức Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024. Hoạt động đã thu hút sự tham gia của hơn 500 thanh niên và gia đình công nhân trên địa bàn thành phố.
Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

(LĐTĐ) Tại kết luận số 80 của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, nêu rõ, một trong những yêu cầu cấp bách, cần thực hiện là bảo vệ môi trường.
Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

(LĐTĐ) Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc Quốc hội xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô đồng thời với nhau vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

Tin khác

Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ  Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao sự phối hợp ngày càng khăng khít, chất lượng, hiệu quả giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và cho rằng, mối quan hệ phối hợp này đã đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước thời gian qua.
Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

(LĐTĐ) Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc Quốc hội xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô đồng thời với nhau vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách.
Giá trị khoa học, cách mạng thời đại của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Giá trị khoa học, cách mạng thời đại của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trải qua 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Kể từ khi ra đời đến nay (tính từ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản tháng 2/1848), chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn tồn tại, vận động và phát triển và vẫn là thế giới quan khoa học, là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kết luận số 80 của Bộ Chính trị: Tạo động lực hiện thức hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh- Hiện đại

Kết luận số 80 của Bộ Chính trị: Tạo động lực hiện thức hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh- Hiện đại

(LĐTĐ) Việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thực sự "mở" cơ chế, tạo động lực để hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại với những cơ chế đặc thù mang tính đột phá.
Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và giao dịch quốc tế, đóng vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước, là một trong những động lực chính để thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó, tại Kết luận số 80-KL/TW, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, vị trí, vai trò của Thăng Long - Hà Nội trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử và các tiềm năng, lợi thế, đặc thù riêng của Hà Nội để khai thác, phát huy tối đa cho phát triển Thủ đô.
Đề nghị tiếp tục giảm thuế, phí để kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp

Đề nghị tiếp tục giảm thuế, phí để kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp

(LĐTĐ) Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh kiến nghị cần tiếp tục các chính sách nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, xem xét tiếp tục giảm một số giá trị thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp...
Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch

Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch

(LĐTĐ) Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 43, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đạt 56% kế hoạch, phải chuyển nguồn để thực hiện chính sách khác.
Cân nhắc quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Cân nhắc quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Trong đó, một nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là việc bổ sung dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ trong dự án Luật.
Huy động thầy thuốc giỏi cứu chữa cho người bệnh trong vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính

Huy động thầy thuốc giỏi cứu chữa cho người bệnh trong vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính

(LĐTĐ) Chiều 24/5, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 855/KCB-QLCL&CĐT gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện Giao thông vận tải về việc cấp cứu, điều trị cho người bệnh sau vụ hỏa hoạn tại phố Trung Kính (Cầu Giấy - Hà Nội).
Xem thêm
Phiên bản di động