Lĩnh vực xây dựng đứng đầu về tai nạn lao động chết người
![]() | Đẩy mạnh tuyên truyền dưới nhiều hình thức |
![]() | Để xảy ra tai nạn chết người, phần lớn do người sử dụng lao động |
![]() | Cải thiện điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho lao động trẻ |
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), báo cáo chưa đầy đủ của 63/63 Sở LĐTBXH, năm 2017, trong khu vực có quan hệ lao động, Bộ LĐTBXH đã nhận được 137 biên bản điều tra của 130 vụ tai nạn lao động chết người với 137 người chết. Phân tích từ các biên bản điều tra tai nạn lao động chết người nhận được, cho thấy: Lĩnh vực xây dựng đứng đầu về lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người, chiếm 20,8% tổng số vụ tai nạn và 19,7% tổng số người chết.
![]() |
Lĩnh vực xây dựng đứng đầu về số vụ tai nạn lao động chết người |
Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng đứng thứ hai với 9,2% tổng số vụ và 8,8% tổng số người chết; thứ ba là lĩnh vực cơ khí, luyện kim chiếm 6,9% tổng số vụ và 8,02% tổng số người chết. Tiếp đến là lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm 3,8% tổng số vụ và 3,6% tổng số người chết; lĩnh vực dịch vụ chiếm 1,53% tổng số vụ và 1,45% tổng số người chết...
Về các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất, theo phân tích từ 137 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người cho thấy: Ngã từ trên cao chiếm 27,7% tổng số vụ và 30,7% tổng số người chết; lý do bị điện giật chiếm 13,1% tổng số vụ và 12,5% tổng số người chết; tai nạn giao thông chiếm 13,1% tổng số vụ và 12,4% tổng số người chết; vật rơi, đổ sập chiếm 12,4% tổng số vụ và 12,4% tổng số người chết...
Về nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người, nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 45,41%. Cụ thể: Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 14,6% tổng số vụ; người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động chiếm 12,31% tổng số vụ; thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 10% tổng số vụ; do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 6,2% tổng số vụ và do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 2,3%.
Nguyên nhân người lao động chiếm 20%, cụ thể: Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiếm 16,9% tổng số vụ; người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 3,1% tổng số vụ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu

Xe điện 7 chỗ đầu tiên của VinFast: Lựa chọn hoàn hảo cho gia đình đa thế hệ
Tin khác

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Việc làm 02/04/2025 21:59

Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông
Việc làm 02/04/2025 09:18

Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam
Việc làm 28/03/2025 14:12

Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 26/03/2025 16:40

Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực
Việc làm 26/03/2025 16:19

Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi
Việc làm 25/03/2025 09:46

Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm
Việc làm 25/03/2025 06:37

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động
Việc làm 24/03/2025 16:13

Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên
Việc làm 23/03/2025 20:38

Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề
Việc làm 22/03/2025 11:53