Linh vật ngoại lai bị đề nghị dỡ khỏi di tích

Trước thực trạng cổng chùa, khu di tích, công sở bày sư tử đá có hình dáng theo mẫu Trung Quốc, châu Âu, Bộ Văn hóa yêu cầu loại bỏ vì không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Hiện tượng tỳ hưu, sư tử đá có hình dáng theo mẫu Trung Quốc, châu Âu trước cổng, cửa các di tích, đền chùa, công sở Việt Nam rộ lên khoảng 10 năm trước và ngày càng phổ biến. 

Ngay tại Hà Nội, có thể bắt gặp đôi tỳ hưu Bắc Kinh ở chùa Vân Hồ (phố Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội); đôi sư tử đá Trung Quốc nhe răng, giơ móng vuốt ở Đông Miếu hơn 600 năm tuổi của làng Cót (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) hay cặp sư tử đá theo phong cách châu Âu trước cổng di tích Đền - chùa Bà Tấm (Dương Xá, Gia Lâm)... Dọc phố Bà Triệu cũng có không ít sư tử đá Trung Quốc kích cỡ lớn án ngữ cửa các tòa nhà.

Tại di tích chùa cổ Chân Tiên (900 năm tuổi, trên phố Bà Triệu), sư tử đá được bày theo phong cách Âu - Á. Cặp sư tử trước khu vườn tháp của chùa được làm theo mẫu của Trung Quốc. Con sư tử được đức Phật ngồi lên, đỉnh tháp lại theo tạo hình châu Âu.

Sư thầy Thích Đàm Đức cho biết, những con sư tử này được nhà chùa làm khoảng hai năm trước. "Thầy không để ý lắm đó là sư tử Trung Quốc hay Việt Nam, chỉ nghĩ đặt nó ở khu vườn tháp cho oai vệ. Tuy hình tướng sư tử dữ dằn nhưng nó có tâm từ", sư thầy Đức nói.

anh2-8948-1408394815.jpg

Sư tử đá tạo hình của Trung Quốc được đặt trước vườn tháp ở di tích chùa cổ Chân Tiên (phố Bà Triệu, Hà Nội). Ảnh: Quý Đoàn.

Tại một số nơi ở các địa phương khác như: Chùa Hà Tiên (Vĩnh Phúc), bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc, đường lên chùa Linh Ứng (Đà Nẵng) cũng có sư tử đá kiểu Trung Quốc, châu Âu án ngữ. Hầu hết hiện vật có nguồn gốc ngoại lai là do người dân cúng tiến.

PGS Trần Lâm Biền, ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia ví: "Chúng ta thành cái đuôi của văn hóa nước ngoài. Đem hai tên lính ngoại quốc canh cửa nhà mình, liệu có được yên ổn". 

PGS Biền phân tích, sư tử đá Việt Nam là linh vật biểu trưng cho sức mạnh Phật giáo, xuất hiện từ thời Lý. Trong hệ thống di tích văn hóa quốc gia chùa Phật Tích (Bắc Ninh) được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông vẫn lưu giữ đôi sư tử đá cổ. Những con sư tử đá Việt Nam này có tạo hình giống con lân, trên thân mình có nhiều hoa văn như đang cõng cả bầu trời chuyển động, như đài sen đưa Đức Phật đi khai sáng thế gian. Người Việt Nam chủ yếu là nông dân, tính tình hiền lành chất phác nên có nền văn hóa cũng mềm mại, uyển chuyển. Sư tử đá của ta vì thế trông cũng hiền lành, hướng nội.

"Sư tử đá Trung Quốc thì hình tướng dữ dằn, mang tính đe dọa, thường đặt ở lăng mộ do phân hóa xã hội cao. Con tỳ hưu cũng là của kinh tế thương mại phân hóa cao ở Trung Quốc. Con vật này không có hậu môn, chỉ ăn vào mà không thải ra thể hiện mong muốn của thương nhân chỉ thu tiền vào mà không bị mất mát", ông Biền nói. 

su-tu-viet-1690-1408435389.jpg

Tượng sư tử bằng đá của Việt Nam thế kỷ 11-12 tại chùa Bà Tấm, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: Quý Đoàn.

Theo PGS Biền, do sự thiếu hiểu biết nên người dân tin vào lời đồn thổi sư tử đá, tỳ hưu án ngữ sẽ bảo vệ gia chủ, giúp phát tài nên mua về nhà hoặc cung tiến vào đền chùa, di tích để trấn an, cho nơi đó oai phong.

PGS Biền cực lực phản đối chuyện để sư tử, tỳ hưu ngoại lai trong di tích của tổ tiên bởi: "Di tích không chỉ gắn với vấn đề tôn giáo tín ngưỡng mà vấn đề lớn hơn là bản sắc văn hóa dân tộc, là lịch sử, tâm hồn của tổ tiên gửi lại cho mai sau". Việc trưng bày, sử dụng, cung tiến biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam sẽ làm méo mó lịch sử, xóa nhòa bản sắc của nước ta.

Trước thực trạng sử dụng biểu tượng, linh vật ngoại lai, Bộ Văn hóa đã ra công văn gửi Sở Văn hóa các tỉnh, thành, các cơ quan đơn vị đề nghị: Không trưng bày, sử dụng, cung tiến biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam; Tuyên truyền, vận động những nơi đang sử dụng tháo dỡ những vật phẩm nói trên ra khỏi nơi công cộng, đặc biệt là các khu di tích lịch sử văn hóa tại địa phương; đồng thời giao Sở Văn hóa tuyên truyền, kiểm tra và đề xuất xử lý nếu phát hiện sai phạm.

Một số hình ảnh linh vật ngoại lai án ngữ đền chùa Hà Nội

 

Cặp sư tử được tạo hình theo phong cách châu Âu trước cửa đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan (chùa "Bà Tấm", Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội).

 

 

Ban quản lý khu di tích đền, chùa "Bà Tấm" cho biết, cặp sư tử kiểu châu Âu là vật phẩm người dân cung tiến cách đây 10 năm. Sau khi ý thức được sự xuất hiện của cặp tượng đá này là không phù hợp, ban quản lý dự định sẽ chuyển chúng đi trong thời gian tới.

 

 

Tại chùa cổ Chân Tiên (phố Bà Triệu, Hà Nội), sư tử đá tạo hình kiểu Trung Quốc được đặt ngay lối vào sau cổng chùa.

Trong vườn tháp của chùa Chân Tiên còn có một pho tượng Phật cỡ nhỏ ngồi trên sư tử tạo hình kiểu châu Âu.

 

 

Tại chùa Vân Hồ (phố Lê Đại Hành, Hà Nội), tỳ hưu kiểu Trung Quốc với tạo hình phần đầu hung dữ, án ngữ trước cửa phụ trên mặt phố Bà Triệu.

 

 

Theo PGS Trần Lâm Biền, ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, tỳ hưu mang ý nghĩa kinh tế, thương mại, phân hóa cao ở Trung Quốc. Con vật này không có hậu môn, chỉ ăn vào mà không thải ra giống như thương nhân chỉ muốn thu tiền vào mà không bị mất mát. 

 

 

Đông Miếu hơn 600 năm tuổi ở làng Cót (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) cũng có hai con sư tử đá kiểu Trung Quốc. Người dân xung quanh cho rằng, hai con sư tử này "trông quá dữ dằn, chẳng giống con nghê Việt Nam chút nào".

 

 

Ngoài các đền chùa, sư tử đá còn được đặt trước các tòa nhà công sở. Trước một tòa nhà trên phố Bà Triệu, cặp sư tử đá lớn được đặt trên bậc thang dẫn lên sảnh.

Theo VnE

 

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ

(LĐTĐ) Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm họa lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích, hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
Chính thức vận hành tuyến metro số 1

Chính thức vận hành tuyến metro số 1

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), đơn vị đã triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, góp phần phục vụ thành công chuỗi sự kiện quan trọng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận, xã hội. Bộ Nội vụ phải tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy.
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?

Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Dương lịch 2025, thành phố Hà Nội bắn pháo hoa tại 5 điểm (6 trận địa) gồm các quận Hoàn Kiếm, Hà Đông, Nam Từ Liêm, thị xã Sơn Tây và huyện Đông Anh từ 0h đến 0h15 ngày 1/1/2025.
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong

TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong

(LĐTĐ) Khi phát hiện đám cháy, người dân sinh sống bên trong căn nhà đã tìm cách dập lửa nhưng bất thành, sau đó khói đen nhanh chóng bao trùm toàn bộ căn nhà khiến 2 người chết và 14 người bị thương.
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024

Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024), sáng ngày 19/12, Công ty Điện lực Thường Tín (PC Thường Tín) đã long trọng tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2024. Tham dự Hội nghị có sự góp mặt của lãnh đạo PC Thường Tín và đại diện các doanh nghiệp là khách hàng trên địa bàn huyện.
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Trưa ngày 19/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đến hiện trường và chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm.
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán

Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô

Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Năm 2024, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, đồng bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, Ban Chỉ đạo tỉnh, các cấp ủy, chính quyền các cấp, Ban Chỉ đạo cấp huyện cùng sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân và sự nỗ lực của các chủ đầu tư các dự án trọng điểm, việc triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh đã đạt một số kết quả quan trọng. Đặc biệt, là dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô qua địa bàn tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động