Xây dựng Trường Đại học Thành Tây cần hơn 4000 tỷ đồng

Liệu trường có được hoàn thiện ?

“Tất cả các cổ đông đóng góp được 70 tỷ đồng, nhưng để xây xong các hạng mục của trường thì phải cần hơn 4000 tỷ đồng. Giờ trường đang gặp rất nhiều khó khăn khi chỉ còn vài năm nữa là hết thời gian xây dựng theo như mục tiêu đã đề ra”, đó là những lời bộc bạch của TS. Đinh Ngọc Hiện – Hiệu trưởng trường Đại học Thành Tây...
Bằng chứng rõ ràng về việc trường Đại học Thành Tây sử dụng đất sai mục đích
Hiệu trưởng Đại học Thành Tây: Tôi sẵn sàng đánh sập tờ báo của anh!
Hà Nội: Biến đất trường Đại học thành nhà máy trộn bê tông
Liệu trường có được hoàn thiện ?
Phối cảnh hoành tráng của trường Đại học Thành Tây

Tìm hiểu của phóng viên được biết, trường Đại học Thành Tây được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập số 1368/QĐ-TTg ngày 10.10.2007 với diện tích 14.5 ha tại Yên Nghĩa và Dương Nội, Hà Đông, Hà Tây (nay là Hà Nội). Trường có quy mô lớn với nhiều ngành nghề đào tạo, số lượng tuyển sinh hàng năm lên đến hàng nghìn sinh viên.

Đến ngày 6. 8. 2012, trường Đại học Thành Tây được UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 3503/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết. Theo đó, tổng diện tích trường Đại học Thành Tây khoảng 112,6 ha, diện tích xây dựng trường là 11,82 ha với nhiều hạng mục như khu hiệu bộ văn phòng hành chính, 2 khối tháp cao 30 tầng, khu đào đạo gồm các khối nhà cao 7 tầng (từ A1 – A8), khu ký túc xá và thương mại với nhà D1 (cao 27 tầng), nhà D2 (cao 25 tầng), D3 (cao 23 tầng), D4 (cao 15 tầng), D5 (cao 15 tầng) cùng nhiều hạng mục khác để đáp ứng quy mô đào tạo khoảng 10. 000 sinh viên với khoảng 700 giảng viên, viên chức, cán bộ.

Theo mục tiêu đặt ra, đến năm 2025, tất cả các hạng mục sẽ được hoàn thành để đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, hiện tại chỉ có một số hạng mục nhỏ được hoàn thiện. Còn những hạng mục công trình cao tầng được cho là điểm nhấn của trường thì vẫn chưa được xây dựng với ngổn ngang đất cát, cỏ dại um tùm. “Để hoàn thành tất cả các hạng mục công trình phải cần đền trên 4000 tỷ đồng. Trong khi đó, tất cả các cổ đông mới đóng góp được 70 tỷ đồng. Số tiền này chỉ đủ để đền bù giải phóng mặt bằng, xây được một số hạng mục như thế này. Hiện chúng tôi đang nỗ lực kêu gọi các nhà đầu tư nhưng thấy rất khó khăn”, TS. Đinh Ngọc Hiện chia sẻ.

Liệu trường có được hoàn thiện ?
Nay chỉ một số hạng mục nhỏ của trường Đại học Thành Tây được hoàn thiện

Cũng theo TS. Đinh Ngọc Hiện, do vấn đề tuyển sinh giảng dạy, hiện trường vẫn đang phải bù lỗ với số nợ gần 30 tỷ đồng. Từ khó khăn trước mắt, cùng số vốn mà hiện các cổ đông đã đóng góp quá ít ỏi so với con số hàng nghìn tỷ đồng thì mục tiêu đến năm 2025 hoàn thiện các hạng mục là một điều quá xa vời đối với trường Đại học Thành Tây.

Không chỉ việc đầu tư xây dựng gặp nhiều khó khăn, vấn đề tuyển sinh đủ số lượng, chất lượng cao cũng là điều khiến ban lãnh đạo trường Đại học Thành Tây luôn phải “đau đầu”. Cụ thể, có những năm, mặc dù chỉ cần 9 điểm đã có thể đỗ cao đẳng, 12 điểm đỗ đại học, nhưng trường Đại học Thành Tây vẫn không thể tuyển sinh đủ số lượng đề ra.

Đặc biệt, theo tìm hiểu của phóng viên, năm 2015, trường Đại học Thành Tây xét tuyển theo 2 hình thức: Xét tuyển học bạ và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

Với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, hệ Đại học, điểm trúng tuyển từ 15.00 điểm trở lên; hệ cao đẳng điểm trúng tuyển từ 12.00 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên).

Phương thức xét tuyển theo học bạ THPT, điểm trúng tuyển hệ Đại học >= 6,0; điểm trúng tuyển hệ Cao đẳng >= 5,5. Tuy nhiên, theo danh sách trúng tuyển nguyện vọng 1 hệ đại học công bố trên website của trường, số thí sinh trúng tuyển là 278; hệ cao đẳng là 2 thí sinh. Danh sách trúng tuyển nguyện vọng 2 hệ đại học là 177 thí sinh, hệ cao đẳng là 1 thí sinh.Trong khi đó, chỉ tiêu của trường ĐH Thành Tây năm 2015 là 1350 chỉ tiêu, trong đó hệ đại học là 1050, cao đẳng là 300 chỉ tiêu.

Với con số 455 thí sinh trúng tuyển hệ đại học và 3 thí sinh trúng tuyển hệ cao đẳng của cả 2 đợt xét tuyển có thể thấy rằng vấn đề tuyển sinh của trường Đại học Thành Tây rơi vào cảnh bi đát đến mức nào…

Từ thực trạng về nguồn vốn để xây dựng trường, hoạt động đào tạo rơi vào cảnh thua lỗ cũng như tình cảnh tuyển sinh không đủ số lượng, chất lượng đầu vào không cao khiến dư luận không khỏi lo ngại nếu không có giải pháp khả thi, rất có thể trường Đại học Thành Tây có thể "chết yểu" trong thời gian tới. Trong khi đó, một diện tích đất nông nghiệp mà trước đây là "bờ xôi ruộng mật" bị bỏ hoang để cây dại mọc hoặc bị chuyển đổi thành mục đích khác, trái với quy định về sử dụng quản lý đất đai như việc trường này đã và đang cho doanh nghiệp khác xây dựng nhà máy trộn bê tông để bán ra thị trường.

Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc đến bạn đọc.

Ngô Hùng

Nên xem

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

(LĐTĐ) Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

(LĐTĐ) Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

(LĐTĐ) Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xem thêm
Phiên bản di động