Làng Nôm – Ngôi làng cổ hơn 200 năm

Làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên là một trong những ngôi làng cổ đặc trưng xứ Bắc.
lang nom ngoi lang co hon 200 nam Hoài niệm về làng quê ven đô xưa
lang nom ngoi lang co hon 200 nam Đường Lâm, còn đó nét xưa

Làng Nôm là một ngôi làng cổ còn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa truyền thống, được các chuyên gia về kiến trúc, nghệ thuật đánh giá là một không gian văn hóa đậm đặc những nét đặc trưng của cộng đồng dân cư làng xã… Làng Nôm hội tụ đầy đủ các điều kiện để trở thành hình mẫu về cấu trúc làng xã vùng Kinh Bắc, vùng Đồng Bằng sông Hồng.

lang nom ngoi lang co hon 200 nam

Khi đến thăm làng Nôm, chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên với kiểu kiến trúc cổng làng cổ mà làng Nôm sở hữu. Cổng làng được xây theo kiểu bát trụ, đây là kiểu cổng mà chỉ hoàng thân quốc thích mới được xây. Người dân làng rất tự hào khi kể lại là nguyến làng, trước kia có ông Tham Tiếp làm quan trong triều (quan Tứ Trụ – Bắc Đậu Bội Tinh) và ông Tạ Văn Đãi – ông Đốc Đãi thầy của vua Bảo Đại.

Sau cánh cổng, làng Nôm hiện lên hệt như những gì người ta vẫn hình dung về ngôi làng Việt cổ tồn tại cách đây mấy trăm năm: có giếng nước, cây đa, cầu ao ven hồ, chợ phiên và đặc biệt là ngôi chùa Nôm xây dựng từ năm 1680 dưới thời Chính Hòa, nhà Hậu Lê.

lang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 nam
Một số ngôi nhà ngôi nhà cổ được các dòng họ dùng làm nhà thờ họ.
lang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 nam
Một số hoạ tiết, hoa văn được trang trí trên những ngôi nhà cổ.
lang nom ngoi lang co hon 200 nam

Đình làng Nôm là một ngôi đình còn khá nguyên vẹn sau bao biến cố lịch sử. Đình làng Nôm hướng quay mặt ra ao làng, được xây dựng theo hình chữ tam, phía trước gồm năm gian đại bái, tiếp đó là ba gian chính đường, hai bên có tả vu hữu vu được làm thông nhau không phân gian, cuối cùng là phần hậu cung (cung cấm), trong cung có bài vị của Ngài, nơi đây chỉ mở cửa vào dịp đại lễ.

lang nom ngoi lang co hon 200 nam
Cây đa hơn 100 tuổi trước ngôi đình Làng Nôm.
lang nom ngoi lang co hon 200 nam

Giếng làng từ ngày xưa đã là điều hết sức thiêng liêng đối với người dân, họ coi giếng làng là linh khí, là mắt rồng của làng nên họ bảo quản và giữ gìn khuân viên nơi đây vô cùng sạch sẽ, nắp giếng được đậy kín lại nhằm bảo vệ nguồn nước giếng khi không sử dụng.

lang nom ngoi lang co hon 200 nam

Chợ Nôm nằm ở phía đông bắc, cách làng một con sông. Chợ họp mỗi tháng 12 phiên, vào các ngày có số cuối là 1, 4, 6, 9. Xưa kia, chợ là một trong những trung tâm điều tiết nhịp sống của một làng buôn đồng nổi tiếng.

lang nom ngoi lang co hon 200 nam

Cầu đá Làng Nôm không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc độc đáo, chiếc cầu đá cổ hơn 200 năm này được các nhà nghiên cứu di sản đánh giá là một công trình độc đáo còn nguyên vẹn chưa từng thấy ở bất cứ làng cổ nào của Đồng bằng sông Hồng.

lang nom ngoi lang co hon 200 nam

Một trong những ngôi nhà cổ hơn 200 năm ở làng Nôm vẫn được người dân sử dụng. Đã từng có rất nhiều bộ phim truyền hình, hay hài tết được đóng ở những ngôi nhà cổ như thế này.

lang nom ngoi lang co hon 200 nam
Cụ Phùng Thị Trãi chủ nhân ngôi nhà cổ trên. Cụ năm nay tròn 85 tuổi và là một người rất hiếu khách.
lang nom ngoi lang co hon 200 nam
Cổng và hoạ tiết được trang trí trên cổng của ngôi nhà cổ, nơi cụ Trãi đang sống.

Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ, có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi khác là Linh thông cổ tự. Không còn ai nhớ chính xác sự ra đời của ngôi chùa, chỉ biết rằng trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại đây thì chùa đã được xây dựng lại vào năm 1680 và được trùng tu nhiều lần sau đó.

lang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 nam
Quang cảnh chùa Nôm.

Chùa Nôm có kiến trúc mang đậm nét truyền thống. Điều đặc biệt nhất là chùa Nôm còn lưu giữ hơn 100 bức tượng cổ bằng đất nung. Trải qua bao thời kỳ bể dâu của lịch sử, các trận lũ lụt lớn, kéo dài nhưng những pho tượng này vẫn trường tồn cùng thời gian và giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu.

Dương Thành

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động