Làng Nôm – Ngôi làng cổ hơn 200 năm

21:37 | 30/12/2016
Làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên là một trong những ngôi làng cổ đặc trưng xứ Bắc.
lang nom ngoi lang co hon 200 nam Hoài niệm về làng quê ven đô xưa
lang nom ngoi lang co hon 200 nam Đường Lâm, còn đó nét xưa

Làng Nôm là một ngôi làng cổ còn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa truyền thống, được các chuyên gia về kiến trúc, nghệ thuật đánh giá là một không gian văn hóa đậm đặc những nét đặc trưng của cộng đồng dân cư làng xã… Làng Nôm hội tụ đầy đủ các điều kiện để trở thành hình mẫu về cấu trúc làng xã vùng Kinh Bắc, vùng Đồng Bằng sông Hồng.

lang nom ngoi lang co hon 200 nam

Khi đến thăm làng Nôm, chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên với kiểu kiến trúc cổng làng cổ mà làng Nôm sở hữu. Cổng làng được xây theo kiểu bát trụ, đây là kiểu cổng mà chỉ hoàng thân quốc thích mới được xây. Người dân làng rất tự hào khi kể lại là nguyến làng, trước kia có ông Tham Tiếp làm quan trong triều (quan Tứ Trụ – Bắc Đậu Bội Tinh) và ông Tạ Văn Đãi – ông Đốc Đãi thầy của vua Bảo Đại.

Sau cánh cổng, làng Nôm hiện lên hệt như những gì người ta vẫn hình dung về ngôi làng Việt cổ tồn tại cách đây mấy trăm năm: có giếng nước, cây đa, cầu ao ven hồ, chợ phiên và đặc biệt là ngôi chùa Nôm xây dựng từ năm 1680 dưới thời Chính Hòa, nhà Hậu Lê.

lang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 nam
Một số ngôi nhà ngôi nhà cổ được các dòng họ dùng làm nhà thờ họ.
lang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 nam
Một số hoạ tiết, hoa văn được trang trí trên những ngôi nhà cổ.
lang nom ngoi lang co hon 200 nam

Đình làng Nôm là một ngôi đình còn khá nguyên vẹn sau bao biến cố lịch sử. Đình làng Nôm hướng quay mặt ra ao làng, được xây dựng theo hình chữ tam, phía trước gồm năm gian đại bái, tiếp đó là ba gian chính đường, hai bên có tả vu hữu vu được làm thông nhau không phân gian, cuối cùng là phần hậu cung (cung cấm), trong cung có bài vị của Ngài, nơi đây chỉ mở cửa vào dịp đại lễ.

lang nom ngoi lang co hon 200 nam
Cây đa hơn 100 tuổi trước ngôi đình Làng Nôm.
lang nom ngoi lang co hon 200 nam

Giếng làng từ ngày xưa đã là điều hết sức thiêng liêng đối với người dân, họ coi giếng làng là linh khí, là mắt rồng của làng nên họ bảo quản và giữ gìn khuân viên nơi đây vô cùng sạch sẽ, nắp giếng được đậy kín lại nhằm bảo vệ nguồn nước giếng khi không sử dụng.

lang nom ngoi lang co hon 200 nam

Chợ Nôm nằm ở phía đông bắc, cách làng một con sông. Chợ họp mỗi tháng 12 phiên, vào các ngày có số cuối là 1, 4, 6, 9. Xưa kia, chợ là một trong những trung tâm điều tiết nhịp sống của một làng buôn đồng nổi tiếng.

lang nom ngoi lang co hon 200 nam

Cầu đá Làng Nôm không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc độc đáo, chiếc cầu đá cổ hơn 200 năm này được các nhà nghiên cứu di sản đánh giá là một công trình độc đáo còn nguyên vẹn chưa từng thấy ở bất cứ làng cổ nào của Đồng bằng sông Hồng.

lang nom ngoi lang co hon 200 nam

Một trong những ngôi nhà cổ hơn 200 năm ở làng Nôm vẫn được người dân sử dụng. Đã từng có rất nhiều bộ phim truyền hình, hay hài tết được đóng ở những ngôi nhà cổ như thế này.

lang nom ngoi lang co hon 200 nam
Cụ Phùng Thị Trãi chủ nhân ngôi nhà cổ trên. Cụ năm nay tròn 85 tuổi và là một người rất hiếu khách.
lang nom ngoi lang co hon 200 nam
Cổng và hoạ tiết được trang trí trên cổng của ngôi nhà cổ, nơi cụ Trãi đang sống.

Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ, có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi khác là Linh thông cổ tự. Không còn ai nhớ chính xác sự ra đời của ngôi chùa, chỉ biết rằng trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại đây thì chùa đã được xây dựng lại vào năm 1680 và được trùng tu nhiều lần sau đó.

lang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 namlang nom ngoi lang co hon 200 nam
Quang cảnh chùa Nôm.

Chùa Nôm có kiến trúc mang đậm nét truyền thống. Điều đặc biệt nhất là chùa Nôm còn lưu giữ hơn 100 bức tượng cổ bằng đất nung. Trải qua bao thời kỳ bể dâu của lịch sử, các trận lũ lụt lớn, kéo dài nhưng những pho tượng này vẫn trường tồn cùng thời gian và giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu.

Dương Thành

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này