Làng cổ Cự Đà nét rêu phong còn vương vấn mãi

(LĐTĐ) Nằm bên dòng sông Nhuệ thơ mộng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây-Nam, làng cổ Cự Đà (xã Cự Khê, Thanh Oai), được biết đến với những cây cổ thụ, mái đình, chùa, cổng làng, các ngôi nhà cổ kính... tới đây, bạn sẽ cảm nhận được nét cổ kính của kiến trúc ở một ngôi làng cổ đã tồn tại hàng trăm năm nay.  
lang co cu da net reu phong con vuong van mai Lãng mạn con đường hoa ban trắng giữa lòng Hà Nội
lang co cu da net reu phong con vuong van mai Làng Chèm - Ngôi làng cổ bên sông Hồng
lang co cu da net reu phong con vuong van mai Thị xã Sơn Tây: Nỗ lực phát triển du lịch làng cổ
lang co cu da net reu phong con vuong van mai
Nét cổ kính trên từng mái hiên, bức tường gạch

Đối với du khách mỗi lần nhắc đến Hà Nội, thường nghĩ ngay đến những con phố cổ đông đúc, hồ Hoàn Kiếm thơ mộng và những món ăn ngây ngất lòng người. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, Hà Nội còn có những làng nghề cổ xưa, nơi mà khi tìm đến, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác như được đi ngược thời gian về quá khứ.

Làng cổ Cự Đà là tên gọi của một trong ba thôn Khúc Thủy, Khe Tang, Cự Đà thuộc xã Cự Khê (Thanh Oai). Trong ba thôn của xã thì Cự Đà có tuổi đời lâu nhất. Thời kỳ phát triển cực thịnh nhất của làng là vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Với không gian đậm chất thơ của làng cổ ven sông bắc bộ, Cự Đà hiện lên dáng vẻ làng quê bình dị, cổ kính đến lạ thường. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, bao biến cố của lịch sử, làng cổ Cự Đà dường như vẫn giữ được nét vẹn nguyên thuở ban đầu.

Với hàng chục ngôi nhà được thiết kế theo nét kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ xen kẽ trong đó là những ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, Cự Đà khiến du khách ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Hầu hết những ngôi nhà và biệt thự cổ trong làng Cự Đà đều được làm bằng gỗ, không có tường, chỉ có những cách cửa bức bàn, mùa đông hạ xuống, mùa hè dựng lên cho mát. Ngoài ra, làng còn có rất nhiều ngõ và đằng trước là mặt đường lát gạch nghiêng.

Làng cổ Cự Đà được quy hoạch ngăn nắp, trật tự. Đường làng chạy dọc theo bờ sông, bên trái là hàng cây râm mát và bến nước, bên phải là nhà. Cổng được xây bằng gạch chắc chắn, uy nghiêm, là một chứng tích thu nhỏ của thời gian. Bước qua cổng làng, một hệ thống nhà với đường, ngõ ngách như xương cá.

Từ con đường làng lớn tỏa ra hàng chục con ngõ nhỏ lát gạch nghiêng dẫn vào các xóm. Đầu ngõ có cổng, thì cuối ngõ cũng có cổng dẫn ra cánh đồng và các ngõ giống hệt nhau. Hai bên ngõ là hai dãy nhà quay lưng vào nhau, thẳng tắp.

Các ngôi nhà cổ ở đây đều được quy hoạch giống nhau, cổng có mái che dẫn vào sân, nhà chính quay lưng ra đường, nhà phụ đối diện với nhà chính qua mảnh sân hẹp. Khuôn viên mỗi nhà thường là 250-350m2, nhà chính gồm năm gian dài 12m, rộng 7m. Tường nhà cũng chính là tường bao khuôn viên và không có cửa sổ trổ ra ngõ nên tạo cảm giác “kín cổng cao tường".

Tản bộ dọc trên đường làng, du khách sẽ bắt gặp những ngôi nhà hai tầng mang phong cách Pháp thuộc. Nhìn từ bên ngoài nổi bật và đặc trưng là kiểu hiên vòm độc đáo, bên trên được trang trí bởi những họa tiết đắp nổi đặc sắc, hoa văn ngọt ngào cầu kì đến từng chi tiết.

Hội tụ nhiều thế mạnh về mặt di tích, lại là một làng nghề đang ngày đêm nhộn nhịp, Cự Đà đã nhanh chóng trở thành địa điểm du lịch, khám phá lí tưởng. Đến Cự Đà, du khách không chỉ được tìm hiểu khám phá những nét cổ kính của ngôi làng cổ mà còn có dịp tận mắt chứng kiến khung cảnh sản xuất rộn ràng và hương vị đặc trưng của miến và tương, một sản phẩm truyền thống của làng Cự.

Bất cứ ai khi đặt chân đến Cự Đà lòng không khỏi lâng lâng, làng quê Việt Nam hàng trăm năm trước như hiện diện lại trước mắt du khách với nếp sống giản dị, cuộc sống yên bình gắn với con sông, cây đa, bến nước.

Vẻ đẹp trầm mặc của ngôi làng cùng khung cảnh sinh hoạt thường nhật của người dân nơi đây khiến lòng an nhiên đến lạ. Cái bình dị, ấm áp, gần gũi của Cự Đà như một phần thân thuộc đã gắn bó từ lâu trong tiềm thức mỗi chúng ta. Với những ai yêu thích tìm hiểu về lịch sử Việt Nam và lối kiến trúc cổ xưa thì Cự Đà là một lựa chọn không thể bỏ qua.

Dưới đây là một số hình ảnh PV lao động Thủ đô ghi lại về làng cổ Cử Đà:

lang co cu da net reu phong con vuong van mai
Làng cổ Cự Đà nét rêu phong còn vương vấn mãi
lang co cu da net reu phong con vuong van mai
Một trong nhiều những ngôi nhà cổ trong làng tất cả đều được xây dựng cầu kì

lang co cu da net reu phong con vuong van mai

lang co cu da net reu phong con vuong van mai

lang co cu da net reu phong con vuong van mai
Cổng làng Cự Đà còn nguyên vẹn kiến trúc từ thời xây dựng

lang co cu da net reu phong con vuong van mai

lang co cu da net reu phong con vuong van mai

lang co cu da net reu phong con vuong van mai
Miến được làm và phơi khắp làng, góp phần tô thêm vẻ đẹp của ngôi làng cổ
Tùng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thủ đô Hà Nội từ 7-11/5, chiều 7/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc) do ông Kim Hae Gwang - Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ Thành phố Seoul làm Trưởng đoàn đã tới chào xã giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đức Thịnh tiếp đoàn.
Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang dẫn đầu.
Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) “Theo dấu chân Người” là chủ đề hoạt động trong suốt tháng 5/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhằm hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn.
Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức Cuộc thi “Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay”.
TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

(LĐTĐ) Ngày 7/5, thông tin từ Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, Công an quận Bình Tân, vừa triệt phá, khởi tố 2 đối tượng tham gia đường dây vận chuyển pháo nổ, thu giữ hơn 600kg pháo nổ các loại.
Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5) năm 2024 với chủ đề “Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô”.
Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì họp Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) Thành phố năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh Thành phố năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Hơn 2.000 phụ nữ Mỹ Đức đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 2.000 phụ nữ Mỹ Đức đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mỹ Đức phát động hội viên phụ nữ huyện đồng loạt thực hiện màn đồng diễn dân vũ tại 22 xã, thị trấn.
Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô các cấp hội phụ nữ ở Thủ đô Hà Nội đã thực hiện màn đồng diễn dân vũ, "tạo hình" cờ đỏ sao vàng và con số 70 lịch sử. Với sự sáng tạo và luyện tập miệt mài, phụ nữ Thủ đô đã tạo nên những hình ảnh đẹp mắt, ấn tượng để kỷ niệm ngày trọng đại này.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động