Làm giàu từ nghề truyền thống
Từ mộc Vạn Điểm…
Mới sáng sớm, làng mộc Vạn Điểm đã rộn ràng bởi những âm thanh của cưa, đục và các loại máy công nghiệp. Tỷ mẩn bên chiếc tủ làm theo phong cách cổ, anh Hoàng Xuân Thắng vui vẻ nói chuyện với khách về các công đoạn hoàn thành một sản phẩm. Chẳng hạn như chiếc tủ này hoặc một chiếc sập gụ bao giờ cũng phải trải qua các khâu pha, cắt, bào, chàng đục... Sau công đoạn mộc là đến chạm khắc gỗ và khảm trai, ốc là những nét tinh tế thể hiện bằng đôi bàn tay khéo léo, uyển chuyển để làm nổi bật những hình khối, dáng vẻ, nét trang trí hoa văn tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ sống động và gần gũi với đời thường.
Đôi bàn tay khéo léo của người thợ
Ông Hoàng Xuân Điều, bố anh Thắng thấy vậy cũng góp chuyện để nhưng người khách tay mơ như chúng tôi hiểu hơn sự cầu kỳ gần như đến khắc nghiệt của nghề này. Ông Điều cho biết, dù đã thành tài hay mới vào nghề thì điều đầu tiên người thợ luôn quan tâm đến chính là tiêu chuẩn của gỗ không cong vênh, rạn, nứt, thớ gỗ phải dẻo, mịn mới dễ chạm, đánh bóng mới đẹp. Để làm được một chiếc tủ chè, người thợ phải trải qua rất nhiều thao tác như: xẻ gỗ, đóng nhân, đục phá, tuồng hậu, đục kỹ, cánh bệ, đóng cánh, nong tủ, đánh dầu. Riêng việc nong tủ đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cứng thì các họa tiết mới kết dính vào bền chặt thành một khối, các bộ phận đăng đối hài hòa tạo thành một chỉnh thể hoàn mỹ. Trong khâu chạm khắc gỗ, kỹ thuật sơn gắn các bộ phận với nhau cũng rất quan trọng. Dùng sơn sống gắn với mảng rồi bó lại, lấy sơn sống trộn với đất sét mịn, trát vào những chỗ lồi, lõm, quét sơn miết cho thật mịn.
Nếu một ngày nào đó bạn đi du lịch ở một nước châu Âu, vào một cửa hiệu sang trọng và sở tận tay một sản phẩm tiện có xuất xứ từ Nhị Khê hay một bộ bàn ghế mang thương hiệu mộc Vạn Điểm thì hãy coi đó là bình thường, bởi tài năng của người Thường Tín hoàn toàn đủ tầm để hội nhập với thế giới. |
Sau ngày sáp nhập vào Hà Nội, cuộc sống của người dân Vạn Điểm khấm khá hơn vì yếu tố bảo vệ, giữ gìn môi trường làng nghề ngày càng được quan tâm. Giờ đây khách hàng có thể thoải mái dạo bước trên đường làng ngắm hàng trăm sản phẩm được bày bán trong các cửa hiệu mà không phải bịt khẩu trang hay đeo kính đen kín mặt.Người vì nghề và nghề không phụ người, hiện toàn xã có hơn 1.500 hộ sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, trong đó riêng thôn Vạn Điểm có 95% số hộ, thôn Đặng Xá chiếm 91% số hộ và thôn Đỗ Xá chiếm 40% số hộ tham gia sản xuất gỗ mỹ nghệ, giải quyết việc làm tại chỗ cho trên 3.500 lao động và gần 5.000 lao động từ các địa phương khác. Trong khi nhiều ngành nghề khác đang chịu tác động của suy thoái kinh tế thì người dân Vạn Điểm vẫn sống khỏe, vẫn dồn tâm huyết vào các sản phẩm. Bên chén trà, câu chuyện của các nghệ nhân kiêm thương nhân không chỉ gói gọn trong phạm vi đất nước mà họ đã biết vận dụng công nghệ thông tin để nắm bắt sự biến động của thị trường quốc tế, đưa sản phẩm của mình tới gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như các thị trường châu Âu, Mỹ, Nga, Pháp, Thái Lan…Tiếp chuyện chúng tôi, một cán bộ xã Vạn Điểm nói vui, người dân trong xã giờ cập nhật về tỷ giá vàng, đô la nhanh không kém gì các cửa hiệu vàng. Sự năng động, nhạy bén này cũng là câu trả lời vì sao mảnh đất này ngày càng xuất hiện nhiều tỷ phú làm giàu một cách chắc chắn từ chính nghề ông cha để lại.
Đến tiện Nhị Khê
Nếu đã đến làng mộc Vạn Điểm mà không tới làng tiện Nhị Khê thì quả là đáng tiếc. Mảnh đất vốn chỉ cách trung tâm thành phố 16 km về phía nam. Đến đây khách sẽ được người dân địa phương đọc cho nghe câu ca:
“Hỡi cô thắt giải lưng xanh
Có về Rũi tiện với anh thì về
Rũi tiện có cây bồ đề
Có sông Tô Lịch, có nghề tiện mâm”
Hỏi bất cứ ai ở làng nghề Vạn Điểm, khách cũng nhận được những lời giải thích tận tình cùng thái độ cởi mở. Lòng yên nghề pha chút tự hào về truyền thống quê hương đã ăn vào máu mỗi người dân nơi đây để kết tinth nên những sản phẩm rất riêng không đụng hàng với các làng nghề khác. |
Theo các cụ cao niên ở đây kể lại: Xưa vào thời Vua Lê Chúa Trịnh có một cụ già không rõ tên tuổi, quê quán đi qua vùng đất này đã đem nghề tiện truyền cho dân bên hữu ngạn sông Tô Lịch - làng Khánh Vân, Hoàng Xá. Biết chuyện dân bên tả ngạn sông Tô Lịch - làng Nhị Khê cũng sang học theo. Quý lòng yêu nghề và sự chăm chỉ của học trò, cụ già sang ở hẳn bên Nhị Khê để dạy nghề cho dân làng, khi họ đã thạo nghề, nửa đêm 25/10 cụ đi mà không nhắn gửi lại điều gì. Để ghi nhớ công ơn người đã đem nghề về cho làng, dân làng Nhị Khê đã xây miếu để thờ cụ. Hàng năm cứ đến ngày 25/10 dân làng lại tổ chức lễ tế tổ trang trọng. Trước kia Nhị Khê có tên nôm là làng Rũi và có thêm nghề tiện, nên gọi là làng Rũi tiện. Truyền thuyết là vậy nhưng Nhị Khê còn được biết đến với tên tuổi của vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi.
Đưa ánh mắt như tìm về quá khứ, ông Nguyễn Xuân Trường kể cho 4 học trò của mình về những gian truân mà thế hệ của ông cùng bao thế hệ trước nữa phải nếm chịu để trụ lại với nghề. Xưa đồ nghề tiện phải có tám dụng cụ cưa, vời, bộ quét, khoan, miết, đá mài, bàn tiện, vồ. Mỗi một công đoạn tiện tốn thời gian nhưng ngược lại nó cũng là thước đo tính kiên nhẫn và lòng yêu nghề của người thợ. Khó nhất vẫn là khoan các lỗ nhỏ, trong đó khoan xe điếu với lỗ khoan rất nhỏ. Chàng trai nào học được kỹ thuật khoan này thì không những là niềm tự hào của dòng họ mà còn là điểm ngắm để các gia đình có con gái muốn chọn mặt gửi vàng.
Vẫn là ngày xưa, các mặt hàng tiện còn đơn giản, chủ yếu là đồ thờ tự, đồ gia dụng và những bộ phận cần thiết cho một số ngành nghề khác như đài nến, ống hương, ống hoa, mâm bồng, đấu đong thóc, gạo, bát điếu, vòng câu quăng, mâm gỗ, thoi dệt, lói chỉ, bàn, ghế, tủ…nhưng cũng đủ để dân làng không phải lo đến cái đói hay thiếu cái mặc. Giờ đây, các phương tiện sản xuất và mặt hàng của Nhị Khê cũng đa dạng, phong phú hơn, cưa máy, máy dập hạt tròn, cối máy xay hạt cho nhẵn, máy sấy hạt... được đưa vào các công đoạn sản xuất giúp năng suất lao động tăng cao, sản phẩm đạt chất lượng cao và đồng đều. Không chỉ bó gọn ở những mặt hàng truyền thống, nay thợ tiện gỗ Nhị Khê chuyển sang tiện sừng trâu, xương trâu, xương bò, ngà voi và đá quý…Một loạt sản phẩm đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như quân cờ, tẩu thuốc, ấm chén, lư, đỉnh, các chuỗi hạt trang trí, ban mát xa chân, gạt tàn thuốc lá…đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Điều chúng tôi ngạc nhiên là không ít cán bộ xã, trong đó có chủ tịch UBND xã Nhị Khê Nguyễn Tiến, cũng là hậu duệ đời thứ 18 của dòng họ Nguyễn. Ông Tiến cho biết, Nhị Khê được công nhận làng nghề vào năm 2001, số hộ làm nghề ở xã lên đến 90% nghề tiện chiếm tới ba phần tư giá trị thu nhập trong từng gia đình. Sống được với nghề nên ở vùng đất này các mặt hàng ngày càng được các lớp hậu sinh tìm tòi, đổi mới.
Gia Bảo
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15