Làm giàu bằng nghề truyền thống
Kỹ sư trẻ kiếm tiền tỷ nhờ dạy chim hót | |
Thương binh Đỗ Đình Ngô: Làm giàu từ một bàn tay | |
Làm giàu từ nuôi chim bồ câu |
Khi lên 10 tuổi, anh Quang thường được thấy bố và anh trai ngồi đan những chiếc giỏ xinh xắn. Từ đó, anh bắt đầu quan sát, học hỏi và bắt đầu làm theo từ những khâu đơn giản nhất. Với sự thông minh, nhanh nhạy, chỉ không lâu sau, anh đã có thể đan thành thạo và cho ra đời những sản phẩm bắt mắt, tinh tế.
Tuy nhiên, do lúc đó còn nhỏ nên anh chỉ coi đó như là một nghề phụ và định hướng ở lĩnh vực khác. Thế nhưng càng làm, anh càng nảy sinh ra nhiều ý tưởng mới cho sản phẩm nên theo đà, anh tiếp tục mày mò, nghiên cứu và chế tạo ra sản phẩm mới.
Anh Nguyễn Phương Quang tỉ mẩn trong từng bước sản xuất. |
Với lợi thế sẵn có là gia đình làm nghề truyền thống, cùng với sự quyết tâm, tính cầu toàn trong công việc phát triển làng nghề vậy nên những sản phẩm như giỏ xách, chao đèn, khay đựng ấm chén… của gia đình anh đều được giới sành chơi cũng như du khách quốc tế rất ưa chuộng.
Tuy nhiên, hiện nay đứng trước xu hướng công nghiệp hóa, máy móc thay thế sức lao động của con người nên anh Quang đã gặp không ít khó khăn trong việc phát triển, mở rộng sản xuất. Hơn nữa, khả năng ngoại ngữ của anh còn kém nên không thể tự đi tìm kiếm thị trường ngoài nước mà chỉ có thể đợi họ tìm đến mình.
Thế nhưng, anh không nản chí mà đăng ký đi học thêm ngoại ngữ ngoài giờ và ổn định sản xuất thủ công, tập trung nâng cao tay nghề để khiến sản phẩm được nuột nà hơn, màu sắc tự nhiên hơn.
Anh Quang chia sẻ: “Hầu hết các sản phẩm của gia đình tôi làm ra đều bằng phương pháp thủ công, có màu sắc tự nhiên nhưng nếu muốn có màu đậm hơn, tôi áp dụng phương pháp cổ truyền mà bố tôi chỉ dạy, đó là đun nan, mây trong hỗn hợp nước lá thèn đen, lá sòi, lá bàng rồi vớt ra phơi khô, sau đó lại tiếp tục làm lại quy trình thêm vài lần nữa để cho màu đen ngấm vào từng thớ mây nhỏ mịn. Nhờ vậy mà từng sợi mây trắng ngà đã có màu đen tự nhiên”.
Bên cạnh đó, để tăng tính thẩm mĩ cho các sản phẩm mây tre đan, anh Quang đã kết hợp với những vật liệu như gốm, sứ, gỗ… để cho ra đời những sản phẩm đẹp về mẫu mã và kiểu dáng. Ngoài ra, anh Quang vẫn áp dụng lõi đan cổ với các họa tiết truyền thống như đan hoa dâu, đan đường gấm, kết hợp với các đường kỉ hà để tạo điểm nhấn cho từng sản phẩm.
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh Quang đã mạnh dạn vay vốn thành lập công ty để mở rộng sản xuất. Sau hơn hai năm chuẩn bị cơ sở vật chất, Công ty TNHH Việt Quang của anh đã ra đời chuyên cung cấp, sản xuất các sản phẩm mây, tre đan.
Không chỉ dừng lại tiêu thụ ở thị trường trong nước mà đã vươn tới thị trường Mỹ, Tây Ban Nha, Anh, Italia, Đức, Nhật Bản. Đơn hàng ngày một nhiều, mỗi năm đem lợi nhuận về cho Công ty hàng tỉ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động và việc làm thời vụ cho khoảng hơn chục lao động tại địa phương.
Anh Nguyễn Phương Quang đã được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, đạt giải cao trong Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức năm 2007, anh vinh dự được nhận Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo do Trung ương Đoàn thanh niên trao tặng năm 2011, Giải thưởng Lương Định Của dành cho thanh niên nông thôn xuất sắc năm 2010.
Đồng thời, anh cũng là tác giả của sản phẩm “Chiếc bình sen mây” cực kì tinh xảo có chiều cao tới 4,1m, đường kính 1,5m, tổng trọng lượng là 120kg được vinh danh trong Kỉ lục Guiness Việt Nam năm 2009 và trưng bày tại Đại lễ kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Hương Mai
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa
Gương sáng 23/10/2024 06:05
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết
Longform 21/10/2024 22:18
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Gương sáng 17/10/2024 16:45
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người
Gương sáng 17/10/2024 16:43
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm
Gương sáng 17/10/2024 07:36
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ hết mình với phong trào thi đua
Gương sáng 16/10/2024 19:32