Lá rách ít đùm lá rách nhiều

Du khách lần đầu đặt chân đến TP. Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ ngạc nhiên về những dịch vụ miễn phí tại đây: nước uống, trà đá, sửa giày dép, cắt tóc, phát cơm miễn phí… Điều đáng nói là chủ nhân của những dịch vụ miễn phí này đều là những “chiếc lá rách ít”.

Một đặc sản miễn phí phổ biến ở Sài Gòn là nước uống. Không ai nhớ từ lúc nào khắp các con đường lớn nhỏ ở Sài Gòn bắt đầu xuất hiện những cây nước, bình hoặc thùng trà đá với dòng chữ “Trà đá miễn phí” hoặc “Nước uống miễn phí”. Trà đá miễn phí như bông hoa nở đẹp trên vỉa hè Sài Gòn nắng nóng. Nó có ở khắp nơi, từ quận trung tâm cho đến các quận ven đô, từ đường Điện Biên Phủ (P. Đa Kao, Q.1) cho đến đường Nguyễn Trọng Tuyển (Q.Phú Nhuận)... Điều lạ là hầu hết chủ nhân của những cây nước đó đều không phải đại gia mà thường là người dân lao động, thậm chí có người còn gặp bất hạnh trong cuộc sống nhưng vẫn mang niềm vui đến cho cộng đồng bằng nghĩa cử nhỏ nhưng rất nhân văn.

Điểm uống nước miễn phí

Đơn cử như cây nước đặt trước trạm xe buýt ở ngã ba Võ Văn Tần - Trần Quốc Thảo là của ông Võ Nhỏ - một người bị bệnh thận nặng. Mỗi tuần ông phải vào Bệnh viện Nhân dân 115 (quận 10) chạy thận 3 lần. Tất cả nguồn thu từ việc buôn bán nhỏ, ông bà đều dùng cho việc chạy chữa. Còn lại bao nhiêu đem đi làm phúc cả. Thi thoảng, ông bà nấu cơm chay cho người nghèo, mua quà phát cho trẻ em người già cơ nhỡ. Thậm chí, mỗi lần vào bệnh viện chạy thận, ông bà cũng không quên mang theo thùng trà đá phục vụ thân nhân người bệnh. Nhiều lần người nghèo chạy thận không đủ tiền, ông bà đóng luôn cho họ.

Đối với những trẻ em bán vé số, người bán ve chai, nhặt rác, chạy xe ôm... một ly trà đá miễn phí trong cái nắng gay gắt của Sài Gòn đã giúp họ tiết kiệm được một khoản tiền để đổi lấy hộp cơm ăn qua ngày. Nói như anh Nguyễn Văn Tuấn, lái xe ôm trên đường Võ Văn Tần: “Trà đá miễn phí là “cứu tinh” của người nghèo. Ai uống cũng cẩn thận chừng mực, không lãng phí để còn phần cho người khác. Nhờ những cây nước này mới hiểu rằng giữa cái thành phố bon chen này còn rất nhiều người tốt, rất nhiều tấm lòng đáng khâm phục”.

Bên cạnh đồ uống là các dịch vụ sửa chữa miễn phí. Lâu nay, những ai đi ngang qua đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận (Tp. HCM) đều bị thu hút bởi tấm biển “Sửa giày dép miễn phí cho người bán vé số, xe ôm, ba gác, xích lô, người thu gom rác” của anh thợ sửa giày Lý Ngọc Bình, 30 tuổi. Anh Bình tâm sự: “Ngồi bên đường làm việc thấy nhiều người còn khổ hơn mình. Họ mang những đôi giầy cũ rách nát mà không dám thay vì tốn tiền. Chợt thấy hình ảnh của chính mình 5 năm gian khổ, từng đi giầy, dép rách để mưu sinh khắp Sài Gòn. Đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn nên người nghèo đến sửa là tôi không bao giờ lấy tiền”.

Một điểm vá xe miễn phí

Suốt 2 năm qua, trên một góc đường khác ở Sài Gòn, ngay ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai giao Cống Quỳnh (Q. 1), một tấm biển đặc biệt đã được dựng lên: Bơm vá xe miễn phí cho người khuyết tật. “Lúc mới vào nghề tôi chỉ để biển bơm vá xe. Thấy người bán vé số, học sinh nghèo, người khuyết tật thì tôi sửa xe và bơm vá miễn phí. Nhiều người biết chuyện mách với nhau “xe hư dắt ra chỗ ông Lương sửa không mất tiền.” Nhưng có vài người còn hơi nghi ngại nên tôi dựng luôn tấm biển này, ai đưa tiền thì tôi chỉ vào biển nói tôi “quy định” là không lấy tiền người nghèo.

Lái chiếc ba gác cà tàng, rồi chầm chậm ghé vào góc đường, bác Hòa (60 tuổi, ngụ Q.10) vừa run run lấy nước vừa nói: “ Người Sài Gòn thế mà tình nghĩa lắm, nếu không có những bình nước uống miễn phí như thế này, chắc tôi phải chịu khát thôi chứ mua nước uống thì thâm hụt tiền, chiều về không có tiền đong gạo cho tụi nhỏ đang ngóng ở nhà”. Một cốc nước mát khi ấy luôn làm ấm lòng người nghèo đang vất vả mưu sinh. Ngoài ra, các dịch vụ cắt tóc miễn phí, phát cơm miễn phí, khám chữa bệnh miễn phí… cũng không phải là hiếm trên đất Sài Gòn. Câu chuyện về các nhà hảo tâm bỏ ra hàng trăm triệu đồng luôn khiến chúng ta nể trọng. Vậy nhưng với những mảnh đời còn đầy rẫy khó khăn nhưng vẫn nhiệt tình nhường cơm, sẻ áo cho người khó khăn hơn quả thật rất đáng quý.

Chị Phan Hà Thu (quận Hải An, Tp. Hải Phòng): Những bông hoa đẹp trong một vườn hoa đẹp

Đọc xong bài viết, tự nhiên tôi thấy rưng rưng nước mắt. Giữa Sài Gòn bon chen này tấm lòng như anh Bình, ông Nhỏ, ông Lương thật đáng quý. Đó thực sự là những bông hoa đẹp trong một vườn hoa đẹp của đất nước ta. Nếu trong cuộc sống, mọi người đều biết san sẻ khó khăn cho nhau thì sự vất vả trong cuộc sống sẽ giảm đi rất nhiều. Hy vọng rằng sẽ ngày càng có nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ người nghèo, người bất hạnh có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

 

Cô Võ Hằng Phương (quận 1, Tp. Hồ Chí Minh): Cùng nhau chung tay giúp đỡ người nghèo

Xung quanh ta có có khá nhiều người giàu có nhưng lại vô cảm với những cảnh nghèo khó. Nhưng cũng có nhiều nhà hảo tâm đi làm thiện nguyện hằng tuần, hằng ngày để chia sẻ “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Mong rằng tất cả chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ, chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn để xã hội ta trở thành một xã hội nhân ái, giàu tình thương.

Ngô Quang Tuân (SV trường ĐH Bách Khoa Hà Nội): Bao giờ Hà Nội được như thế?

Ở Thủ đô em chỉ thấy có việc nhà chùa phát cơm chay miễn phí cho bệnh nhân ở bệnh viện K, bệnh viện Nhi Trung ương… Các quán trà đá Hà Nội vẫn chém đẹp 3.000, thậm chí 5.000 một cốc. Còn chuyện đi sửa xe, sửa giày, cắt tóc miễn phí… thì gần như không.

Văn Úc

 

Nên xem

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

(LĐTĐ) Mới đây, NESCAFÉ tổ chức chuỗi hoạt động thú vị dành cho người tiêu dùng với thông điệp “Khơi mở thế giới của bạn” diễn ra tại 4 thành phố lớn, gồm sự kiện tại TP.HCM vào ngày 14/7 và tại Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng liên tục từ ngày 22/6 đến ngày 24/6.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.

Tin khác

Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Sống tỉnh thức

Sống tỉnh thức

(LĐTĐ) Sống tỉnh thức là hành trình nhận thức và điều chỉnh bản thân để tìm thấy tự do nội tâm và ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách hiểu và giải phóng khỏi những ràng buộc nội tâm, sống theo trái tim và trân trọng hiện tại, chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Vũ khúc hoa dâm bụt

Vũ khúc hoa dâm bụt

(LĐTĐ) Lặng nghe mùa hạ muốn rời gót, chút rực rỡ cuối cùng dành lại cho màu hoa dâm bụt. Màu hoa diễm lệ nở thắm thiết giữa nắng và gió, vấn vương e ấp sắc đỏ tươi sáng. Thật xứng đáng là thứ ánh sáng cuối cùng bừng lên mang tất cả sinh khí và thần sắc của mùa hạ.
Để Côn Đảo mãi xanh

Để Côn Đảo mãi xanh

(LĐTĐ) Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bãi tắm và Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Côn Đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với các liệt sĩ đã nằm lại nơi đây mà còn thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững huyện đảo Côn Đảo.
Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

(LĐTĐ) Liên quan đến sự cố mất nước sinh hoạt nhiều ngày liền tại đảo Trí Nguyên (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) khiến hàng nghìn người dân gặp khó khăn, đến đêm ngày 2/7 nước sinh hoạt đã được cấp trở lại.
Đủng đỉnh chợ phiên

Đủng đỉnh chợ phiên

(LĐTĐ) “Mặt trời nửa buổi xiên xiên Kẻ buôn người bán chợ phiên rộn ràng”
Xem thêm
Phiên bản di động