Kỳ thi THPT Quốc gia 2018: Đề thi khoa học, kỷ luật nghiêm minh

Ngày 25/6, hơn 900.000 thí tinh trên cả nước đã bước vào ngày thi đầu tiên của Kỳ thi THPT Quốc gia 2018.  Theo Ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia 2018 bài thi 2 môn Ngữ văn và toán được diễn ra đúng giờ, an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.
ky thi thpt quoc gia 2018 de thi khoa hoc ky luat nghiem minh Giao thông thông suốt ngày đầu kỳ thi THPT Quốc gia 2018
ky thi thpt quoc gia 2018 de thi khoa hoc ky luat nghiem minh 26 thí sinh bị đình chỉ ở buổi thi đầu tiên kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Khởi đầu an toàn, thuận lợi

Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô, buổi sáng ngày 25/6, các sỹ tử bước vào thi môn đầu tiên là môn ngữ văn. Sau hơn một tiếng làm bài thi, các thí sinh bước ra khỏi phòng thi đa số đều phấn chấn, tuy đề thi ngữ văn được các thí sinh đánh giá là dài và khó nhưng lại khá phong phú.

ky thi thpt quoc gia 2018 de thi khoa hoc ky luat nghiem minh
Đề thi môn ngữ văn được đánh giá là khá dài và lệch tủ nhưng nhiều thí sinh vẫn lạc quan và giữ vững tinh thần cho các môn thi tiếp theo.(ảnh: Lương Hằng)

Em Nguyễn Thị Mỹ Đan - thí sinh ra khỏi phòng thi đầu tiên tại cụm thi Trường THPT Amsterdam cho biết: “Em thấy đề thi năm nay cũng không quá bất ngờ với em, vì trong quá trình ôn luyện chúng em cũng đã được học qua, nhưng đề năm nay quá dài khiến chúng em mất thời gian đọc đề và phân tích đề nên thiếu thời gian khi làm.”

Còn thí sinh Diệu Anh, học sinh Trường chuyên Ngoại ngữ tâm sự: “Đề thi năm nay cũng không phải quá lắt léo. Em nghĩ rằng đề có tính phân hóa cao, nếu như với các bạn có lực học trung bình thì chỉ có thể làm được các ý cơ bản, còn với các bạn có lực học khá thì mới có thể liên hệ mở rộng được. Đối với em thì đề thi khá vừa sức, em dự đoán chắc chắn mình làm được 70% cho bài thi lần này”.

Riêng tại Hà Nội, theo báo cáo nhanh của Sở GD&ĐT Hà Nội, có tổng số thí sinh đăng ký dự thi môn ngữ văn là 78.429; số thí sinh vắng là 358; số thí sinh vi phạm quy chế thi là 16 do mang tài liệu hoặc điện thoại di động vào phòng thi.

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, bà Lê Thị Hồng (Gia Lâm, Hà Nội), có con dự thi cụm thi Trường THPT Amsterdam cho biết: “Tôi đưa con đến đây từ lúc 6h30 để dự thi môn Ngữ văn. Để cho cháu có tinh thần tốt nhất thì gia đình luôn ủng hộ, không gây áp lực để cháu có tâm lý thoải mái nhất. Vì cháu là người tự lập và tự giác trong học tập cũng như đã xác định được lối đi cho mình từ khi còn nhỏ dưới sự định hướng của gia đình nên tôi cũng không cảm thấy quá lo lắng khi cháu tham dự kỳ thì này”.

Bà Hồng cũng cho biết thêm, bà hoàn toàn để con tự định hướng cho mình sau khi kỳ thi này kết thúc vì con chính là người nhận biết được năng lực của mình đến đâu, dù kết quả thế nào, con có lựa chọn vào học ở đâu thì bà cũng rất vui.

Tại buổi thi môn Toán chiều ngày 25/5, theo ghi nhận của phóng viên, các thí sinh cho rằng đề thi năm nay khó hơn, có tính phân loại cao, nhiều thí sinh chỉ làm được 60%. Thí sinh Phương Anh, cụm thi Trường THPt Việt Đức chia sẻ: “Em làm đc 50 % bài thi. 25 câu đầu thì khá dễ, 25 câu sau thì khá khó. Trong đề thì có khoảng 30% là của lớp 10, còn đâu là thuộc về lớp 11 và 12”.

Thí sinh Lê Sỹ Thanh Long cùng cụm thi này cho biết: Đề từ câu 30 trở đi là khó dần, so với năm ngoái thì khó hơn, có tính phân loại cao. Thí sinh Đỗ Đào Hương Anh thì cho rằng, câu khó nhất là phần hình học tính thể tích. Đề mang tính phân hóa khá rõ. Em cũng cho biết sáng nay thi ngữ văn khá ổn, có thể đạt được từ 7-8 điểm.

Phụ huynh Nguyễn Thị Hoa (Long Biên) sau khi chờ con làm xong bài thi đã chia sẻ: “Sau khi kết thúc môn Ngữ Văn thì tôi hầu như không hỏi gì nhiều về kết quả của con. Tôi cũng tránh hỏi con vì biết là nếu hỏi nhiều thì sẽ tạo áp lực cho con. Chỉ cần con cố gắng hết mình, làm bài hết sức là được. Chiều nay thi môn Toán cũng vậy, tôi muốn con tự chia sẻ để tránh gây áp lực nếu hỏi nhiều”.

Ngoài tinh thần của các thí sinh và phụ huynh, việc ủng hộ, động viên và tiếp sức cho các sỹ tử mùa thi cũng vô cùng quan trọng. Chị Vũ Thùy Anh, Bí thư đoàn Thanh niên phường Trung Hòa chia sẻ: Hoạt động tiếp sức mùa thi là hoạt động quan trọng nhằm động viên tinh thần và giúp đỡ cả thí sinh lẫn phụ huynh.

Hàng năm đoàn trường phối hợp với các hội tập thể là Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ thành lập quầy dịch vụ miễn phí có tư vấn nơi nghỉ, cung cấp nước uống, quạt giấy và trông xe. Lực lượng tham dự chủ yếu là đoàn viên của phường và đội sinh viên tình nguyện hỗ trợ.

Ngoài ra, sau khi các thí sinh làm xong bài thi nếu các bạn có nhu cầu gọi điện về cho người nhà tới đón thì bên đoàn sẽ cho các em mượn điện thoại, hay liên lạc các nơi ăn nghỉ miễn phí, nhà nghỉ có giá rẻ nhất nếu gia đình có nhu cầu. Nếu như các em có nhu cầu giải đáp về đường đi hay là thời gian vào thi hay làm bài thi môn thi tiếp theo thì bên tình nguyện cũng nhiệt tình cung cấp để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia kỳ thi này.

Số thí sinh bị đình chỉ giảm

Ngay sau môn thi đầu tiên, Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018 báo cáo nhanh bài thi môn Ngữ văn sáng ngày 25/6 với tổng số thí sinh đăng kí dự thi: 905.432; tổng số thí sinh dự thi: 901.327, đạt tỷ lệ 99,55%; tổng số thí sinh vi phạm quy chế thi: 27 thí sinh (khiển trách: 01, đình chỉ: 26); tổng số cán bộ vi phạm quy chế: 0 cán bộ.

Nhìn chung, buổi sáng thi môn Ngữ văn, các cán bộ coi thi và thí sinh đến Điểm thi đúng giờ, các Điểm thi tổ chức thi an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế. Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, năm nay số lượng thí sinh bị đình chỉ thi môn Ngữ văn giảm 27% so với năm 2017 (37 thí sinh).

Vào ngày thi đầu tiên, thời tiết ở phần lớn các tỉnh, thành phố nhìn chung khá thuận lợi, giao thông bảo đảm an toàn giúp cho các thí sinh đến dự thi đầy đủ, đúng giờ. Tuy nhiên, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc vẫn tiếp tục có mưa lớn, gây ra sạt lở, lũ quét, gây ách tắc giao thông tại một số tuyến đường. Các địa phương đã chủ động có các phương án ứng phó với thời tiết và các tình huống bất thường, nên các Hội đồng thi đã kịp thời hỗ trợ hầu hết các thí sinh vượt khó khăn để đến điểm thi đúng giờ.

Bảo Thoa – Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quang Trung đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng và tuyên truyền vận động các hộ dân di chuyển ra khỏi nhà. Do đó, khi nhà sập không có thương vong về người.
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tổ chức Lễ kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) và trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 cho các đảng viên lão thành cách mạng.
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng toàn diện chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy hành chính, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân.
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

(LĐTĐ) Bên cạnh kết quả đạt được cũng như những ưu điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.

Tin khác

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Xem thêm
Phiên bản di động