Kỳ thi THPT quốc gia 2015: Vẫn cần công bằng, nghiêm túc
Các trường từ chối kết quả thi cụm do Sở GD- ĐT tổ chức
Tại buổi làm việc của Bộ GD- ĐT với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng như với các sở GD-ĐT và các trường ĐH, CĐ trong ngày 23/9 về những đổi mới kỳ thi quốc gia 2015, hầu hết các đơn vị và đại biểu Quốc hội đều tán thành chủ trương tiến hành một kỳ thi THPT quốc gia với mục đích xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ xét tuyển ĐH-CĐ. Tuy nhiên, phần lớn ý kiến của các trường ĐH, CĐ cho biết sẽ chỉ dùng kết quả cụm thi ĐH chứ không dùng cụm thi do sở GD-ĐT chủ trì để tuyển sinh. Bởi theo ý kiến của các trường thì kết quả kì thi được tổ chức ở cụm thi do ĐH chủ trì vẫn đáng tin cậy hơn.
Điều này có thể thấy cơ hội dành cho thí sinh dự thi theo cụm Sở GD-ĐT chủ trì sẽ bị hạn chế so với thi theo cụm ĐH. Vì ở cụm này thí sinh chỉ được phép đăng ký dự thi 4 môn gồm 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một môn tự chọn. Điều này đồng nghĩa với việc thí sinh chỉ được đăng ký ở một số khối thi mà thôi. Đặc biệt, việc các trường công lập từ chối sử dụng kết quả kì thi ở cụm Sở GD-ĐT chủ trì cho thấy cánh cửa vào ĐH dành cho những thí sinh này ngày càng hạn hẹp. Trong khi đó, nếu đăng ký thi ở cụm do các trường ĐH chủ trì thì thí sinh có quyền đăng ký dự thi tối đa 8 môn, điều này đồng nghĩa thí sinh có cơ hội tối đa xét tuyển vào 15 khối thi khác nhau (mỗi khối thi bắt buộc phải có môn toán hoặc (và) ngữ văn). Như vậy cơ hội trúng tuyển vào ĐH, CĐ sẽ rộng mở hơn.
Ảnh minh họa
Trong khi đó, các đại biểu Quốc hội phản ánh ý kiến của cử tri lại đang băn khoăn tới các vấn đề khác như tỷ lệ ảo trúng tuyển sẽ xử lý như thế nào? Tổ chức đăng ký nguyện vọng sau khi có kết quả, cụm thi quá đông sẽ khó kiểm soát nếu xảy ra tình trạng tiêu cực thì có thi lại không để bảo đảm công bằng cho các thí sinh? Nếu thí sinh thi ở cụm địa phương nhưng có điểm cao thì có được xét tuyển vào đại học, cao đẳng không?...
Bà Hoàng Thị Hoa - thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đặt câu hỏi: “Dự báo có những cụm thi có tới 40.000 thí sinh. Nếu cụm thi ở tỉnh có số lượng thí sinh đông như vậy thì áp lực là rất lớn, Bộ đã tính toán chưa?”.
Cảnh báo thêm, GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng cho rằng Bộ GĐ - ĐT cần tính toán kỹ hơn cụm thi ở địa phương.“Phân loại hai cụm thi thì chắc chắn tính nghiêm túc sẽ không đồng đều bởi cụm thi ĐH và cụm thi địa phương là khác nhau. Không tạo mặt bằng chung về kết quả thi dẫn đến sự không công bằng giữa các thí sinh. Hai mặt bằng khác nhau nhưng lấy kết quả xét cùng một mục tiêu để đỗ tốt nghiệp THPT, thậm chí là xét tuyển vào ĐH. Đây là điểm yếu mà Bộ GD-ĐT cần phải nghiên cứu khắc phục” - GS Đào Trọng Thi nói.
Ngoài ra, cũng theo GS phân tích, với những địa phương có cụm thi do ĐH chủ trì thì sẽ không có cụm thi của Sở GD-ĐT. Như vậy, nếu thí sinh chỉ muốn đăng ký xét tốt nghiệp nhưng vì không có cụm thi của Sở GD-ĐT nên buộc phải tham gia cụm thi do các trường ĐH chủ trì. Đây cũng là sự mất công bằng giữa các TS cùng có nguyện vọng dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ sẽ lấy ý kiến các địa phương để đưa ra phương án khả thi nhất. “Riêng với cụm thi dành cho các thí sinh tham gia xét tuyển ĐH thì không thể tổ chức cụm theo tỉnh vì hiện nay dư luận chưa tin kỳ thi tổ chức ở tỉnh. Mặt khác, không phải tỉnh nào cũng có trường ĐH đủ uy tín, nên chắc chắn chưa thể tổ chức thi cụm ở từng tỉnh được,” ông Luận cho biết.
Nhu cầu giáo viên chấm thi tăng đột biến
Bên cạnh đó, một điều chắc chắn rằng hầu hết thí sinh sẽ thi nhằm xét tuyển vào ĐH. Theo Bộ GD-ĐT, việc coi thi, chấm thi được tổ chức theo cụm. Bộ GD-ĐT sẽ công bố các cụm thi và giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức coi thi, chấm thi cho các trường ĐH đủ năng lực. Như vậy, bài toán đặt ra là các trường ĐH làm sao có đủ giáo viên để chấm thi môn văn? Vậy phải huy động nguồn lực từ giáo viên chấm thi ở đâu?
Bởi với quy định mới về môn thi cho kỳ thi quốc gia này, sẽ có gần 1 triệu bài thi trong 1 môn, đây là con số tăng đột biến so với những năm trước. Đơn cử như môn văn, thi theo cách trước đây chỉ có 2 khối C và D có thi văn thì nay tăng lên gấp nhiều lần. Đồng thời, do đặc thù bộ môn, môn văn thường có sự chênh lệch giữa các giám khảo và việc để thống nhất đúng với quy định chấm thi thường rất ít. Trong chấm thi môn văn có một thực tế ai mạnh miệng hơn sẽ lấn át được người chấm chung. Bởi vậy, cần phải kiểm soát chặt chẽ quy trình chấm. Qua những kỳ thi tốt nghiệp trước đây, một thực tế là không phải giáo viên nào dạy văn lớp 12 cũng cho điểm đúng, đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Trong một kỳ thi quan trọng đến thí sinh như thế làm sao để lựa chọn được những giám khảo đủ tâm, đủ tài?
Do đó, theo các chuyên gia, Bộ GD- ĐT cũng cần sớm đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn giám khảo chấm thi để bảo đảm sự công bằng và minh bạch cho kỳ thi quan trọng này.
Hữu Thành
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57