Kỳ 2: Nâng bước em đến trường
Kỳ 1: Đổi thay nơi “cửa khẩu gió” Chi Ma |
Có đi mới biết, trên dải đất biên cương nhiều nắng gió, không chỉ có những người thầy thầm lặng làm công việc “đưa đò”. Tại đây, nghĩa cử của những người lính Cụ Hồ đã trực tiếp giúp nhiều cảnh đời khó khăn, giúp những mầm non tương lai của đất nước được học hành, được đến trường…
Ươm mầm con chữ
Theo chân Thiếu tá Hoàng Ngọc Huấn, thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đến huyện Lộc Bình, vừa đi anh vừa bộc bạch: Bộ đội biên phòng là lực lượng bảo vệ, quản lý biên giới. Nói gì thì nói, anh em chiến sĩ biên phòng không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ nếu không bám vào dân, không có sự hỗ trợ thương yêu đùm bọc của nhân dân vùng biên.
Đáng mừng là, trong muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, bà con vùng biên vẫn chung vai sát cánh với những chiến sĩ quân hàm xanh để bảo vệ biên giới. Cũng chính vì thế, bộ đội biên phòng luôn luôn có ý thức tri ân đồng bào vùng biên. “Nâng bước em đến trường” cũng là cách trực tiếp nhất nâng cao dân trí cho học sinh vùng biên, để từ đó bà con sẽ thêm tin tưởng vào chính quyền, vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Các chiến sỹ Đồn biên phòng Chi Ma tặng quà, hỗ trợ cho học sinh Trường Tiểu học Yên Khoái. |
Nghe kể, biên giới thường là nơi đồng bào dân tộc thiểu số tập trung, đời sống kinh tế còn thiếu thốn, lại thêm nhiều phong tục, tập quán trói buộc từ ngàn đời khiến việc tới lớp, tới trường để học và biết cái chữ của trẻ nhỏ là điều rất khó khăn.
Nhắc đến chương trình “Nâng bước em đến trường” của Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn, cụ thể là những hỗ trợ trực tiếp từ chiến sỹ thuộc Đồn Biên phòng Chi Ma, bà Lương Bích Diệp - Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Yên Khoái cho biết: “Sau khi chọn lựa các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, từ năm học 2016 – 2017, có 3 học sinh trong trường được đơn vị biên phòng cấp học bổng.
Đây là nguồn động viên rất lớn để động viên các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên. Được sự hỗ trợ, nhiều em học sinh như em Đỗ Quỳnh Trang, bị khuyết tật vận động, rồi em Lâm Thị Nghi Văn, Lâm Thị Thu Hoài… đều giành điểm cao trong học tập, sức học rất tốt”.
Đang tần ngần khi nhìn những gương mặt non nớt vui đùa ngoài sân trường sau giờ học, em Đỗ Quỳnh Trang, học sinh thuộc diện “đặc biệt”, bị khuyết tật vận động tay như lời hiệu trưởng nhắc trước đó, tự tin chạy lại phía tôi trò chuyện. Trang rỉ rả kể: “Nhà con ở thôn Chi Ma khó khăn lắm. Được các chú biên phòng giúp đỡ con rất vui và sẽ cố gắng học. Chú biết không, năm vừa rồi các môn học con đều được điểm 9, 10”.
Không chỉ riêng những học sinh “đặc biệt” như Trang, ở các đồn biên phòng thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh nơi tôi đi qua, các cán bộ chiến sỹ thuộc các Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Vạn Gia, Đồn Biên phòng Cô Tô… đều tận tình hỗ trợ, cưu mang các em học sinh có hoàn ảnh khó khăn.
Sau phút dặn dò em Nguyễn Thị Khánh Huyền, học sinh trường THCS Đồng Tiến (huyện Cô Tô, Quảng Ninh) cố gắng vượt qua hoàn cảnh để học tập, Trung úy Hồ Ngọc Tùng – Phó đội trưởng Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Cô Tô bộc bạch: Với tình cảm và trách nhiệm của mình, cán bộ, chiến sĩ của Đồn đã nhận đỡ đầu hai em học sinh có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn ở khu vực biên giới, nhưng lại vươn lên học tốt.
Mỗi em được hỗ trợ 500.000 đồng/tháng để phục vụ học tập cho đến khi học hết lớp 12. Đây là nguồn động viên của các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tiếp sức đến trường cho các học sinh nghèo hiếu học.
Theo Thiếu tá Hoàng Ngọc Huấn, ban đầu khi phát động, có một số người còn lầm tưởng cho rằng chương trình sẽ rơi vào hình thức. Nhưng rồi càng đi sâu thực hiện mới thấy càng thiết thực, ý nghĩa. “Hằng năm chúng tôi đều tiến hành khảo sát, tổng kết lại chương trình, đáng mừng là phần lớn các học sinh nhận hỗ trợ đều đạt giỏi và xuất sắc” - Thiếu tá Hoàng Ngọc Huấn chia sẻ.
Thiết thực xây dựng biên giới quê hương
Theo Thượng tá Lê Xuân Men, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh, chương trình “Nâng bước em đến trường” do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh phát động từ đầu năm 2016.
Mục tiêu của chương trình này là chia sẻ khó khăn với học sinh vùng biên, giúp đỡ để các em học sinh có điều kiện khó khăn đến trường, góp phần nâng cao dân trí, tăng cường tình đoàn kết gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ biên phòng với đồng bào, góp phần xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Cán bộ chiến sỹ biên phòng tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn |
Còn Thượng tá Vũ Quốc Ân, Phó Chính ủy Biên phòng tỉnh Lạng Sơn cho biết, chương trình “Nâng bước em tới trường” có ý nghĩa thiết thực đối với vùng biên giới nơi người dân sinh sống đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống của bà con dân bản còn khó khăn, thiếu thốn, nhiều em học sinh phải bỏ học sớm để phụ giúp gia đình.
Việc cán bộ, đoàn viên bộ đội biên phòng nhận đỡ đầu đã không chỉ tạo cơ hội thuận lợi cho nhiều em học sinh được tiếp tục đến trường mà còn góp phần khẳng định truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình; củng cố và thắt chặt hơn tình cảm đoàn kết quân dân. Thời gian tới, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức Đoàn và các cơ quan, đơn vị duy trì, nhân rộng mô hình này nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các em nhỏ tại các xã, thị trấn ở khu vực giáp biên.
Tìm hiểu được biết, để chương trình thực sự có hiệu quả, ngoài việc hỗ trợ tiền, đồ dùng học tập cho các cháu học sinh, các cán bộ chiến sỹ biên phòng còn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, nhà trường và gia đình thường xuyên động viên, khích lệ, biểu dương, khen thưởng các cháu học sinh có thành tích trong học tập. Một số đơn vị còn phân công đoàn viên trực tiếp kèm cặp, hướng dẫn các cháu học tập.
Trong quá trình tìm hiểu vấn đề này, bản thân người viết đã trực tiếp chứng kiến và cảm nhận được tâm sự chân thành của nhiều phụ huynh. Có những trường hợp gia đình đã quyết định cho con nghỉ học vì quá khó khăn. Khi nhận được hỗ trợ cho con đi học họ không cầm nổi nước mắt đã bật khóc. Anh Nông Văn Lý (SN 1975) trú tại xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Nắm chặt tay con gái Lâm Thị Nghi Văn, anh thật thà bảo, bản thân sức khỏe hạn chế, kinh tế lại vỏn vẹn chỉ trông vào 3 sào ruộng cằn, nếu không có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chiến sỹ biên phòng Chi Ma, chắc hẳn việc học hành của con gái anh đã đứt quãng.
“Nhờ có các chiến sỹ biên phòng, tôi nhận thức được việc theo đuổi con chữ phải được đặt lên hàng đầu. Đời mình vất vả, chỉ có học hành mới giúp con mình tương lai tươi sáng hơn. Tôi vẫn thường nhắc con phải cố gắng học để không phụ lòng giúp đỡ của các chú biên phòng. Và may mắn là việc học của con cũng ngày một tiến bộ” - Anh Nông Văn Lý bộc bạch.
Để thay đổi cuộc sống vùng biên, điều kiện tiên quyết là nâng cao dân trí. Chương trình “Nâng bước em tới trường” không chỉ dừng lại ở ý nghĩa giúp đỡ, hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở vùng biên giới có điều kiện học tập tốt hơn.
Nói cách khác, việc làm nhân văn của các cán bộ chiến sỹ biên phòng còn cho thấy trách nhiệm, đầy tình thương với thế hệ tương lai, góp phần nâng cao dân trí cũng như cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống nơi biên cương.
Giang Nam Kỳ 3: Những câu chuyện nghĩa tình vùng biên ải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49
Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba
Tin mới 30/10/2024 09:23
Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án
Tin mới 29/10/2024 21:55