Kỳ 1: Khi đầu tư mới chỉ thiên về lượng
Hà Nội không ngừng thu hút vốn đầu tư nước ngoài | |
Xã hội hóa để thu hút vốn đầu tư cho Hàng không |
Từ dự án nhỏ thiên về gia công, lắp ráp...
Vào thời điểm Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực đến năm 2000, những dự án FDI đầu tư vào Việt Nam cỡ vài trăm triệu đô - la Mỹ (USD) đã là rất lớn và rất hiếm. Đa số chỉ có quy mô từ 5 triệu USD đến 150 triệu USD. Những dự án có quy mô 50 đến vài trăm triệu USD thường tập trung vào lĩnh vực năng lượng như xây dựng các nhà máy nhiệt điện, khí hóa lỏng, còn lại là các dự án thiên về gia công - lắp ráp như dệt may, da-giày, ôtô - xe máy.
Lý do dẫn đến giai đoạn 1990 – 2000 chỉ thu hút được các dự án có quy mô nhỏ là Việt Nam mới mở cửa nền kinh tế, hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, kết cấu hạ tầng còn thấp kém, nên các nhà đầu tư chưa dám mạo hiểm đầu tư nhiều. Tuy nhiên, dù quy mô nhỏ, song lại ngốn một diện tích đất rất lớn và cũng tạo ra rất nhiều việc làm cho người lao động. Lĩnh vực dệt- may; da - giày thời kỳ này được cho là hoàng kim với việc 10 năm liên tục giành quán quân về giá trị xuất khẩu và cũng tạo ra cả triệu việc làm cho người lao động. Theo thống kê, giai đoạn này cả nước có trên 3.200 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn đăng ký khoảng 44 tỉ USD.
Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố đều có khu công nghiệp. |
...đến những dự án tỉ đô và nhiều ưu ái
Để tiếp tục hút hút vốn FDI, năm 1996 Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) thay thế Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 và các nghị định đi kèm, việc ban hành luật này không chỉ tạo ra môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư mà còn kèm theo rất nhiều ưu đãi cho khối doanh nghiệp FDI, đến nỗi khối doanh nghiệp dân doanh trong nước phải gen tỵ. Kết quả, giai đoạn từ 2001 đến hết năm 2015 đã bùng nổ các dự án và siêu dự án FDI.
Đầu tiên, để tăng cường thu hút vốn FDI, từ những năm 2000, các địa phương mở các cuộc rải thảm đó xây dựng rất nhiều khu công nghiệp (KCN) để mời gọi các nhà đầu tư. Miền núi, Tây Nguyên hạ tầng thấp kém làm ít, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, duyên Hải miền Trung, Nam Trung bộ, Đông Nam Bộ rồi cả Đồng bằng sông Cửu Long cũng lấy đi những mảnh đất vốn là “bờ xôi ruộng mật” để làm KCN sao cho thuận lợi nhất để các nhà đầu tư đến làm ăn. Còn tầm chính sách, chúng ta cũng cho họ nhiều ưu ái về thuế ví như: Miễn Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 4 năm đầu, giảm 50% cho 9 năm tiếp theo; còn đầu tư công nghệ cao miễn Thuế TNDN lên tới 15 năm đầu; đi kèm đó tiền thuế đất cũng giảm. Ngoài ra các loại thuế như xuất- nhập khẩu cũng rất được ưu ái với các nhà đầu tư.
Kết quả của những ưu ái này là ở tỉnh nào cũng có KCN và vốn đầu tư tăng đột biến cả về số dự án lẫn quy mô tài chính. Thời kỳ này, chứng kiến toàn những dự án đầu tư có quy mô từ 50 triệu USD đến cả tỉ USD, thậm chí là chục tỉ USD, trong đó tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng, gia công chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất hóa chất, bia, xi măng, khai khoáng và năng lượng. Những Lọc hóa dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), Khu liên hiệp sản xuất thép Hà Tĩnh, dự án sản xuất điện thoại của SamSung được coi là những siêu dự án.
Song, công nghệ đa phần lạc hậu
Cụ thể, thay vì làm KCN tại các nơi không có khả năng canh tác, thì chúng ta lại lấp đi toàn những mảnh đất nông nghiệp màu mỡ cho các nhà đầu tư mang các công nghệ lạc hậu, công nghệ thấp đến sản xuất - lắp ráp. Kết quả, 14 - 20 năm sau thời gian thuê mặt hết, nhà đầu tư rút đi thì sẽ để lại cho con cháu những công xưởng chơ vơ. |
Được hưởng ưu đãi là thế, quy mô dự án khá lớn là vậy, song theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế thì một trong những bất cập lớn nhất trong quá trình thu hút FDI thời gian qua là thất bại trong việc chuyển giao công nghệ hiện đại vào Việt Nam. Nhập khẩu công nghệ lạc hậu đặt Việt Nam trước nguy cơ thành một “bãi rác công nghệ”. Một báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho thấy, tính đến năm 2014, có trên 80% số doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 5-6% sử dụng công nghệ cao, 14% ở mức thấp và lạc hậu. Không ít trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng sơ hở của luật pháp, yếu kém trong quản lý Nhà nước để nhập khẩu vào Việt Nam máy móc, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, khai tăng giá trị nhập khẩu và giá trị chuyển giao công nghệ. "Công nghệ thấp dẫn đến các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu thực hiện việc gia công, một số doanh nghiệp được coi là công nghệ cao, nhưng những khâu sử dụng công nghệ cao lại không thực hiện ở Việt Nam. Hệ quả là doanh nghiệp Việt Nam tạo ra giá trị gia tăng thấp, khó tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu" - bản báo cáo của Bộ này nhấn mạnh.
Còn chuyên gia kinh tế Vũ Quang Thọ cũng cho rằng: Bên cạnh những mặt được trong thu hút nguồn vốn FDI để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo việc làm cho người lao động thì cái đáng lo nhất lại chính xuất phát từ nội tại của chúng ta. Cụ thể, thay vì làm KCN tại các nơi không có khả năng canh tác, thì chúng ta lại lấp đi toàn những mảnh đất nông nghiệp màu mỡ cho các nhà đầu tư mang các công nghệ lạc hậu, công nghệ thấp đến sản xuất - lắp ráp. Kết quả, 14 - 20 năm sau thời gian thuê mặt hết, nhà đầu tư rút đi thì sẽ để lại cho con cháu những công xưởng chơ vơ. Trên bình diện lao động và chuyển giao công nghệ, TS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - cho hay: Hiện nay, doanh nghiệp FDI tạo việc làm cho khoảng 3,5 triệu lao động, trong đó 15% (gần 500.000 người) là kỹ sư, các nhà quản lý tại các doanh nghiệp. Do đó, việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý từ doanh nghiệp FDI về doanh nghiệp nội địa phải do chính người Việt làm chứ không có chuyện một nhà đầu tư FDI nào đó sẽ chủ động tổ chức chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp của Việt Nam.
Hương Phạm
Kỳ 2: Đến lúc phải thiên về chất
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Doanh nghiệp 23/11/2024 15:19
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16