Kiến nghị gỡ “nút thắt” nông nghiệp

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố mới đây đã ban hành văn bản báo cáo kết quả khảo sát chuỗi giá trị trong sản xuất và phân phối sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Trong đó đã chỉ ra thực trạng, nêu rõ nguyên nhân của một số hạn chế của vấn đề này; đồng thời kiến nghị thành phố và các đơn vị liên quan một số vấn đề nhằm gỡ “nút thắt” để phát triển chuỗi sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
tin nhap 20180417085913 Mô hình du lịch nông nghiệp: Bỏ ngỏ đến bao giờ?
tin nhap 20180417085913 Bàn về giải pháp thúc đẩy tập trung đất đai

Chưa có chính sách đồng bộ

Mặc dù thời gian qua, việc phát triển sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị ở Hà Nội bước đầu đã đạt kết quả nhất định. Đến nay đã xây dựng và phát triển được 65 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn; hình thành và phát triển một số vùng sản xuất tập trung; vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo hơn trước; giá trị sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng; thị trường cơ bản ổn định; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chuỗi ngày càng hiệu quả hơn...

tin nhap 20180417085913
Đoàn khảo sát của Ban kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố khảo sát tại Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Việt Liên

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố nhận thấy, thành phố chưa có một chính sách đồng bộ, riêng về khuyến khích phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất, phân phối sản phẩm nông nghiệp mà chủ yếu hiện nay đang vận dụng các cơ chế, chính sách hiện có để áp dụng cho việc triển khai và phát triển các chuỗi giá trị.

Một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp của thành phố gặp nhiều khó khăn trong thực hiện nên kết quả rất hạn chế như chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay phát triển sản xuất. Tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp được sản xuất, phân phối tiêu thụ qua chuỗi giá trị còn thấp, hiện mới chiếm tỷ trọng dưới 10% tổng lượng sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ tại thị trường Hà Nội.

Điều đáng nói là sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội đảm bảo sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của nhà cung ứng, phân phối không nhiều hoặc có nhưng sản lượng rất ít, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên không thể tham gia vào hệ thống chuỗi cung ứng tại một số siêu thị trong nước hoặc phục vụ xuất khẩu.

Trong khi đó, khả năng huy động vốn, tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, việc tiếp cận và tích tụ đất đai của doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia phát triển chuỗi còn khó khăn, hạn chế dẫn đến việc mở rộng, phát triển các chuỗi giá trị còn chậm và ít. Đặc biệt, công tác thông tin tuyên truyền, phát triển các kênh giới thiệu tiêu dùng sạch đến người tiêu dùng còn chưa sâu rộng, chưa đa dạng nên nhận thức, thói quen tiêu dùng về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng, an toàn còn chưa đầy đủ...

Cần xây dựng trong tổng thể chính sách khuyến nông

Theo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố, nguyên nhân chủ yếu hiện nay là do thị trường sản phẩm không ổn định, hoạt động bảo hiểm nông nghiệp chưa được triển khai rộng rãi; Quy định pháp luật của Nhà nước về phát triển chuỗi còn thiếu, hoặc có bất cập chưa được rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời dẫn đến khó khăn trong việc triển khai phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các sở, ban ngành, chính quyền địa phương còn hạn chế; chậm tham mưu, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trong phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp. Nhất là sự vào cuộc chỉ đạo của một số chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm...

Sau khi nghiên cứu báo cáo của các cơ quan hữu quan và khảo sát trực tiếp tại 6 đơn vị ở Hà Nội và 1 đơn vị ở tỉnh Ninh Bình, Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố kiến nghị UBND Thành phố cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương rà soát tất cả các cơ chế, chính sách của Trung ương, thành phố, nhất là các cơ chế, chính sách HĐND Thành phố đã ban hành để đánh giá kết quả triển khai thực hiện, đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoặc bãi bỏ cơ chế, chính sách không còn phù hợp.

Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp nằm trong tổng thể chính sách khuyến khích nông nghiệp theo hướng tập trung hỗ trợ theo phương thức gián tiếp, sau đầu tư như: Tiếp cận vốn vay, dành nguồn ngân sách hỗ trợ sau đầu tư; tiếp cận đất đai, cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo khung pháp lý, chính sách, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất - kinh doanh nông sản... nhằm đạt mục tiêu tổng thể phát triển nông nghiệp Thủ đô bền vững, giá trị gia tăng cao, góp phần ổn định trật tự xã hội khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố cũng kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương rà soát, đánh giá tổng thể việc triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương và thành phố đã ban hành, tham mưu cấp có thẩm quyền bãi bỏ chính sách không còn phù hợp, đề xuất bổ sung các cơ chế, chính sách mới phù hợp tình hình mới nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nói chung, phát triển chuỗi giá trị nói riêng. Cùng với đó, tiếp tục làm tốt công tác kiểm định sản phẩm sạch và công bố kết quả kiểm định công khai trên cổng thông tin cho người dân biết qua đó định hướng và hình thành thói quen tiêu dùng sản phẩm sạch, an toàn...

Còn đối với các doanh nghiệp, hợp tác tham gia phát triển sản xuất, phân phối theo chuỗi giá trị, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố cho rằng, cần chủ động đổi mới tư duy trong phát triển sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất nông nghiệp; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn; đào tạo cán bộ quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Kịp thời nắm bắt thông tin, chủ trương của thành phố về phát triển nông nghiệp, phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp kết hợp nghiên cứu nắm bắt thị trường để có chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, hợp tác xã của mình. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, chính quyền địa phương trong việc phát triển sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động