Kiên Giang: Nỗi lo đàn sếu bay khỏi khu bảo tồn Đồn cỏ Phũ Mỹ
Khu bảo tồn Đồng cỏ bàng Phú Mỹ, Kiên Giang là khu bảo tồn dành cho sếu đầu đỏ trú ngụ từ năm 2004, từng 2 lần nhận giải thưởng quốc tế về thành tích bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, sự tác động của con người làm biến đổi môi trường sinh thái nơi đây có thể làm cho đàn sếu sẽ bay đi.
Cánh đồng sếu độc đáo
Những ngày hè, trời Nam Bộ như đổ lửa, chúng tôi trở lại Khu bảo tồn Đồng cỏ bàng Phú Mỹ, tỉnh Kiên Giang bởi các cán bộ dự án khu bảo tồn cho biết gần đây, có nhiều đàn sếu tiếp tục bay về kiếm ăn và trú ngụ. Diện tích của đồng cỏ bàng Phú Mỹ có hơn 1.200ha gồm đồng cỏ và rừng tràm tự nhiên. Đáng nói là trong đó có sẵn hơn 60ha cỏ năng tự nhiên - một loại thức ăn yêu thích của sếu và 20ha cỏ năng đang được trồng mới. Nơi đây được tỉnh Kiên Giang quy hoạch xây dựng thành khu cư ngụ và kiếm mồi của đàn sếu đầu đỏ quý hiếm, nhằm thu hút sếu đầu đỏ về ngày càng nhiều hơn.
Anh Hà Trí Cao, điều phối viên Khu bảo tồn Đồng cỏ bàng Phú Mỹ cho biết tin vui: Trong những ngày vừa qua, lượng sếu đầu đỏ bay về khu vực này tìm nguồn thức ăn tiếp tục tăng, bình quân mỗi ngày có từ 100 - 150 con bay thành từng nhóm. Khác với những năm trước, năm nay sếu đầu đỏ không về tập trung theo đàn lớn mà phân tán thành từng nhóm nhỏ 5 - 10 con trên đồng cỏ để tìm thức ăn, chủ yếu là củ năng. Lượng sếu đầu đỏ di trú về đồng cỏ bàng tăng cao chứng tỏ môi trường sinh thái nơi đây đã được cải thiện đáng kể.
Đưa chúng tôi ra khu Đồng cỏ bàng Phú Mỹ mênh mông nhìn xa ngút tầm mắt, anh Cao cho biết, sếu là loài chim quý hiếm rất nhạy cảm với những biến động, thay đổi của môi trường. Việc có người lạ xuất hiện hoặc xáo trộn môi trường có khi chúng sẽ bỏ đi không trở lại.
Cánh đồng cỏ bàng nơi ăn của sếu đầu đỏ. |
Gieo lúa ra tận giữa cánh đồng cỏ năng
Từ năm 1980 trở về trước, sếu về Tràm Chim rất nhiều, có năm hàng ngàn con. Chính sự có mặt của loài sếu quý hiếm này nên các ngành chức năng thành lập khu bảo tồn thiên nhiên (nay là Vườn Quốc gia Tràm Chim). Khu vực Phú Mỹ, Kiên Lương này lúc đó còn hoang hoá có trên 20.000ha đồng cỏ năn, cỏ bàng chạy dài từ biển Hà Tiên vào đến kênh Vĩnh Tế thuộc xã Vĩnh Điều.
Qua thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy vùng hoang hoá Kiên Lương lại là nơi lý tưởng để sếu đầu đỏ trú ngụ. Tại đây, có rừng phòng hộ, có tràm, có cỏ năng, cỏ bàng... tạo nên môi trường phù hợp với môi trường sinh sống của sếu. Đặc biệt, ở Khu bảo tồn này có nhiều cỏ năng (Eleocharis) là một chi thực vật, thuộc họ cói (Cyperaceae). Cỏ năng là các loài cỏ dại có thân đặc, sống thủy sinh. Đây chính là thứ thức ăn mà loài sếu đầu đỏ rất mê nên đàn sếu tự tìm về đây ngày một đông cũng chính là do món khoái khẩu này. Năm 2004, sau khi nghiên cứu thực tế, Hội Sếu quốc tế đã tài trợ 200.000USD thành lập Dự án bảo tồn Đồng cỏ bàng Phú Mỹ, với chức năng giữ hệ sinh thái tự nhiên và phát triển đời sống dân cư tại chỗ.
Khi đưa chúng tôi đi thăm nơi ăn của đàn sếu, các cán bộ của Khu bảo tồn cũng cho biết: Dù dự án Khu bảo tồn sếu đầu đỏ đã triển khai được hơn 8 năm nhưng hiện tại dân nghèo trong xã Phú Mỹ vẫn thường lén lút gieo lúa ra tận giữa cánh đồng cỏ năng. Do cánh đồng quá rộng nên khó phát hiện. Chỉ khi lúa chết cháy vì thiếu nước và lép hạt thì mọi người mới biết và lúc đó sếu đã hoảng sợ bay mất một số rồi.
Trước đó, khoảng 150ha đất ở ở Hòn Chông khu vực phụ cận đồng cỏ bàng cũng được tỉnh Kiên Giang giao cho Nhà máy Xi măng Holcim khai thác. Sự ồn ào của nhà máy khai thác đá sản xuất xi măng đã tác động nghiêm trọng môi trường khiến cho đàn sếu hoảng sợ. Ngoài ra, khu đồng cỏ năng ở Phú Mỹ, cũng đang bị những người dân và doanh nghiệp xẻ kênh dẫn nước mặn vào nuôi tôm, làm thay đổi môi trường sinh thái, nguy cơ đồng cỏ năng bị chết.
Tác giả (bên trái ảnh) tại đồng cỏ bàng Kiên Giang. |
Cuộc "chen chân" mưu sinh giữa người và sếu
Theo các nhà khoa học, khu Hòn Chông và Phú Mỹ đều là đồng nước ngọt, mà nuôi tôm thì phải dẫn nước mặn vào và chỉ cần một thời gian sẽ "mặn hoá" nguồn nước. Môi trường thay đổi, đất, nước bị nhiễm mặn, thức ăn khan hiếm đàn sếu sẽ bỏ đi...
Trăn trở về thực trạng này, TS Trần Triết, Trưởng Bộ môn Thực vật Môi sinh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM, nhà khoa học nhiều năm nghiên cứu về sếu cho biết: "Một cuộc chen chân mưu sinh đang âm ỉ diễn ra ở Khu bảo tồn Đồng cỏ bàng giữa một bên là những đàn sếu cố gắng nhặt nhạnh những củ năng nhỏ bé còn sót lại, một bên là những người nông dân đang ra sức khai hoang biến cánh đồng cỏ năng thành đồng lúa, đầm tôm.
Trước đây, sếu về Thái Lan rất nhiều nhưng nước này phát triển mạnh nông nghiệp tác động môi trường sống làm cho sếu bỏ đi. Sau đó, Chính phủ Thái Lan phải đầu tư nhiều tiền của để phục hồi hệ sinh thái nhưng sếu đã một đi không trở lại. Đây là bài học cần rút kinh nghiệm, nếu chúng ta không khẩn cấp bảo tồn vùng đồng cỏ tự nhiên ở Kiên Lương thì chuyện sếu bay đi là khó tránh khỏi".
Dự án bảo tồn Đồng cỏ bàng Phú Mỹ được thực hiện từ tháng 12/2004 với mục tiêu kết hợp bảo tồn 2.000ha đồng cỏ bàng tự nhiên hiếm hoi còn sót lại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bảo vệ đàn sếu đầu đỏ. Cùng với đó là việc nâng cao đời sống của người dân địa phương, bảo tồn nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại đây, đào tạo tay nghề để họ có thể làm được những sản phẩm mỹ nghệ cao cấp
Nguồn Kienthuc.net
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15