Kiểm tra an toàn thực phẩm: Đụng đâu, sai phạm đó !
20% cơ sở được kiểm tra có sai phạm
Mới đây, Cục An toàn thực phẩm, công bố kết quả đợt kiểm tra ATTP trên phạm vi cả nước từ ngày 15/12/2013 đến ngày 06/02/2014. Theo kết quả của 9 đoàn liên ngành trung ương và báo cáo của 63 tỉnh/thành phố đã phát hiện 34.649 cơ sở có vi phạm trên tổng số 169.241 cơ sở được thanh tra, kiểm tra (khoảng 20%). Các đoàn thanh tra liên ngành đã xử lý 7.242 cơ sở, bao gồm cảnh cáo 4.064 cơ sở, phạt tiền 2.871 cơ sở với số tiền phạt là: 5,103 tỷ đồng; Chuyển cơ quan chức năng xử lý 307 trường hợp. Phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: Đình chỉ hoạt động 44 cơ sở; đình chỉ lưu hành 133 loại sản phẩm do kết quả kiểm nghiệm không đạt hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác không đúng quy định...; số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm 2.364 cơ sở; tiêu hủy 2.667 loại sản phẩm do không đảm bảo ATTP (gà nhập khẩu trái phép, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thực phẩm, phụ gia thực phẩm hết hạn, không đảm bảo an toàn...); số cơ sở có vi phạm không bị xử lý, chỉ nhắc nhở là 27.414 cơ sở, chiếm 79,06 % số cơ sở vi phạm, chủ yếu tập trung ở tuyến huyện, xã.
Ngay tại Hà Nội, chỉ tính riêng trong dịp tết, Cục ATTP phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Y tế, Bộ NNPTNT, Bộ Công thương, Bộ Công an thanh tra đột xuất phát hiện và tiêu hủy 2.865 kg thực phẩm đông lạnh (7 loại sản phẩm) có vi sinh vật vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Riêng đối với kho hàng thực phẩm (khoảng 50 tấn) không có hóa đơn, chứng từ, bao gồm các loại ô mai, bánh kẹo, hạnh nhân... tại xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm Hà Nội phần lớn đã bị tiêu hủy sau khi phân loại.
Theo đánh giá của các đoàn thanh tra, vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, về chất lượng sản phẩm, đặc biệt, trong quá trình thanh tra, kiểm tra các ngành chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc vi phạm do vận chuyển sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn (lòng, nầm heo, nầm bò, nầm trâu đã bị hỏng, hôi thối, bốc mùi...), bánh mứt kẹo không rõ nguồn gốc, không nhãn mác... là những vi phạm chủ yếu. Bên cạnh đó, việc sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục, quá giới hạn cho phép không có nhãn phụ bằng tiếng Việt trong các cơ sở kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể, nhà hàng còn phổ biến.
Quan trọng vẫn là ý thức của người dân
Theo ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng giám sát ngộ độc, Cục ATTP, Bộ Y tế thì ATTP nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Nếu như tất cả các cơ sở đều mất an toàn thì rõ ràng không đảm bảo được tính ổn định.
Thời gian qua, nhiều vụ ngộ độc phát hiện gói gọn trong phạm vi làng xã, địa phương… Đối với những tồn tại về ATTP trong thời gian qua, theo ông Hùng thì hầu như nạn nhân, nguyên nhân đều là con người. Như vậy có thể khẳng định con người là vấn đề chính liên quan đến các sự cố nói chung và ATTP nói riêng.
Ông Hùng phân tích thêm, ATTP khác các lĩnh vực khác (liên quan đến đa ngành, đa lĩnh vực) vì thế để làm tốt công tác này cần sự phối hợp, tiến hành đồng bộ của các cơ quan chức năng, các ngành các cấp. Đáng lưu ý ở đây đó là nhà sản xuất nếu tự giác chấp hành đầy đủ các quy định về ATTP thì sẽ giảm tỷ lệ đáng kể những vụ vi phạm. Họ vì lợi nhuận bất chấp mọi thủ đoạn tung ra những sản phẩm không đạt chuẩn. Trong khi đó, các chế tài xử lý sai phạm về an toàn thực phẩm chưa đủ mạnh nên xảy ra tình trạng sẵn sàng nộp phạt rồi tái diễn vi phạm. “ Chúng ta cứ đổ lỗi cho khâu kiểm tra, giám sát lỏng lẻo nhưng với số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cả nước lên tới hàng vạn nhưng số lượng thanh tra chuyên trách không quá 200 người thì rất khó để có thể kiểm soát hết. Chưa kể nếu người sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có ý thức thì ngay cả khi thanh tra chuyên ngành có kiểm tra thường xuyên cũng không thể đảm bảo tuyệt đối” – một thanh tra chuyên ngành thực phẩm cho biết.
Trước thực tế trên, ông Hùng khuyến cáo, bên cạnh những giải pháp thì quyền của NTD rất lớn. Họ có quyền lựa chọn những cơ sở đảm bảo ATTP, những nơi kinh doanh, những thực phẩm đảm bảo an toàn. Họ đóng góp vào quá trình giám sát, thậm chí có quyền tẩy chay nếu phát hiện cơ sở, thực phẩm đó không an toàn. Chắc chắn, làm được điều này thì những thực phẩm bẩn không có đất để sống.
H. Phong
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46