Không ở đâu khó làm giao thông công cộng như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Chậm khắc phục đường xuống cấp, tai nạn chực chờ | |
Phát triển phương tiện giao thông công cộng là tất yếu | |
Xóa vùng “trắng” xe buýt tại các huyện ngoại thành |
Lý giải trên góc độ chuyên gia nghiên cứu về giao thông, ông Vũ Hồng Trường, người dân ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hiện không không thiếu phương tiện đi lại.
Tuy nhiên, hạ tầng ở những đô thị lớn lại không theo kịp sự phát triển của phương tiện cá nhân. Chẳng hạn, ở Hà Nội nếu tính tỷ lệ ô tô tiếp cận được tới từng hộ gia đình chưa được 40%. Riêng phương tiện giao thông công cộng là xe buýt thì tỷ lệ tiếp cận này còn thấp hơn nữa.
Nói cách khác, chỉ có xe máy là tiếp cận được tới từng hộ gia đình. Dẫn như vậy để thấy rằng, việc hạn chế phương tiện cá nhân để người dân đi các loại hình phương tiện giao thông công cộng là rất khó.
Ông Vũ Hồng Trường cho rằng, không ở đâu khó làm giao thông công cộng như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Đinh Luyện |
Ông Vũ Hồng Trường cũng khẳng định, tuyến đường sắt trên cao khi đưa vào sử dụng sẽ là sự thay đổi văn hóa sử dụng phương tiện. Góp phần thay đổi thói quen “lười” đi bộ của người Việt Nam. “Chỉ có xe máy là tiếp cận được tới từng hộ gia đình. Để thay đổi nói chung là rất khó. Nhưng chuyển sang đường sắt trên cao là sự thay đổi văn hóa sử dụng phương tiện”- ông Vũ Hồng Trường kỳ vọng.
Chia sẻ quan điểm quanh đề án hạn chế phương tiện cá nhân của Sở GTVT Hà Nội gây xôn xao thời gian gần đây, ông Vũ Hồng Trường khẳng định, Hà Nội hiện đang đi đúng những lộ trình đề ra. Theo đó, hạn chế phương tiện cá nhân gồm 3 giai đoạn.
Cụ thể, giai đoạn 1 là ưu tiên nguồn lực để phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) để cải tạo hạ tầng cho người đi bộ. Đây thường được gọi là giai đoạn “mua” thói quen đi lại phương tiện công cộng. Giai đoạn 2 là kiểm soát phương tiện cá nhân, hướng người dân đến VTHKCC. Giai đoạn 3 là hạn chế, tiến tới dừng sử dụng nếu đủ điều kiện.
Nói về giá vé đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Tổng Giám đốc Hà Nội Metro khẳng định, giá vé của loại hình VTHKCC này sẽ bảo đảm công bằng, khuyến khích người dân tham gia. Cụ thể, mức giá vé sẽ dựa vào 5 căn cứ: Thu nhập và khả năng chi trả của người dân; so sánh cạnh tranh giữa các loại hình phương tiện vận tải; kết quả khảo sát ý kiến của người dân; dự toán chi phí vận hành; cân đối khả năng trợ giá của ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở này, công ty nghiên cứu 3 phương án giá vé, từ đó thống nhất đề xuất lựa chọn phương án là giá mở cửa bằng giá taxi đồng hạng thấp nhất 7.000 đồng + 600 đồng/km; giá vé tháng cho đối tượng phổ thông là 200.000 đồng. Giai đoạn đầu áp dụng ưu đãi miễn giảm cho học sinh sinh viên, người già, công nhân tại các khu công nghiệp, người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi…
Phương án đề xuất này sẽ được triển khai giai đoạn đầu, nhằm tạo thói quen đi lại của người dân đối với loại hình đường sắt đô thị.
Ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội. Ảnh: Đinh Luyện |
Bổ sung quan điểm phát huy năng lực phương tiện công cộng tiến tới dần hạn chế phương tiện cá nhân ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT cho biết: Nghị quyết của HĐND Thành phố đã đưa ra nguyên tắc “hạn chế phương tiện cá nhân tại các tuyến phố có đủ điều kiện” và theo lộ trình. Vì vậy, không phải là đợi đến năm 2030 Hà Nội cấm đồng loạt xe máy tại nội thành mà căn cứ vào lộ trình của đề án, tuyến phố nào đủ điều kiện sẽ hạn chế phương tiện cá nhân.
Lãnh đạo Sở GTVT cũng cho rằng dù mạng lưới xe buýt đã có đủ nhưng người dân vẫn chưa bỏ thói quen đi xe máy. Tuy nhiên, để hướng đến lợi ích chung của cả cộng đồng thì bản thân mỗi người cần thay đổi thói quen.
“Mỗi người đi một xe lúc nào chẳng tiện hơn. Nhưng cái tiện của mình cũng phải tiện cho cả xã hội nữa. Thành phố thực hiện lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân, cũng là vì lợi ích chung của xã hội” - ông Viện nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42