Không khí Hà Nội đang ô nhiễm do đâu?
Chất lượng không khí Hà Nội liên tục ở mức kém do đâu? | |
Chất lượng không khí Hà Nội những ngày cận Tết cải thiện đáng kể | |
Đợt rét đậm giúp chất lượng không khí Hà Nội liên tục đạt mức tốt |
Hiện tượng nghịch nhiệt khiến chất lượng không khí giảm
Theo số liệu về chỉ số chất lượng không khí tại 10 trạm quan trắc chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội (gồm: Trung Yên 3, Minh Khai, Hoàn Kiếm, Thành Công, Mỹ Đình, Tây Mỗ, Hàng Đậu, Kim Liên, Tân Mai, Phạm Văn Đồng) do Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) công bố, trong những ngày gần đây, chỉ số chất lượng không khí tại nhiều trạm quan trắc liên tục ở mức kém.
Chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội những ngày qua liên tục ở mức kém |
Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết không thuận lợi, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn (từ 5-9 độ C) dẫn đến xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ, tạo ra lớp sương mù tầng thấp khiến chất ô nhiễm trong không khí không thoát lên được và bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất nên chỉ số chất lượng không khí tăng cao.
Lý giải thêm về nguyên nhân chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tục ở mức kém trong những ngày qua, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam phân tích, khi xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, ngày có nắng, đêm lại lặng gió khiến tỷ lệ bụi vốn đã cao do các phương tiện giao thông, công trình xây dựng thải ra không khuếch tán được ra khỏi khu vực trung tâm.
Thời gian qua, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ các giải pháp để cải thiện chất lượng môi trường không khí như: Triển khai thực hiện các giải pháp trong Đề án chống ồn, chống bụi; Đề án Quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông; Tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông công cộng (xe buýt nhanh BRT, đường sắt trên cao…) và khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân để giảm phát thải; giảm dần và xóa bỏ các bếp than tổ ong; hạn chế, tiến tới không đốt rơm rạ… Đồng thời, thành phố Hà Nội cũng triển khai hiệu quả chương trình trồng 1 triệu cây xanh; nâng tiêu chuẩn khí thải lên mức EURO 4, EURO 5 đến năm 2020; đưa vào sử dụng các nhiên liệu sạch để hạn chế nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải… |
Chính vì thế, người dân ra ngoài đường sẽ nhìn thấy lớp sương mờ nhưng thực chất là khói bụi bị giữ lại chưa phát tán được. Ngoài ra, đây là cũng thời điểm thu hoạch lúa nên các khu vực ngoại thành xuất hiện hiện tượng đốt rơm rạ, phát thải khí và bụi làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến môi trường không khí bị ô nhiễm vẫn là do các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phát thải ra các khí như: SO2, NO2, CO, bụi (TSP, PM10, PM2,5). Khi thời tiết thông thoáng thì bụi bẩn khuếch tán được trong không khí, nhưng khi xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, toàn bộ lượng bụi này lưu lại tầng thấp trong không khí, khiến môi trường không khí bị ô nhiễm.
Trước thực trạng môi trường không khí Thủ đô đang bị ô nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người ở nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) cần hạn chế thời gian ở ngoài; những gia đình gần khu vực ô nhiễm cao nên đóng cửa khi không cần thiết và sử dụng điều hòa lọc không khí để hạn chế những tác nhân gây ô nhiễm.
Ngoài ra, người dân cần hạn chế đốt rác, giảm thiểu đun nấu bằng than tổ ong. Rác cần được thu gom và xử lý theo quy định, người dân không tự ý đốt rác thải tại nơi mình sinh sống. Cạnh đó, người dân nên tham gia các phương tiện công cộng như xe bus, xe điện, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân và nên sử dụng các nhiên liệu sạch trong giao thông… để hạn chế phát thải chất gây ô nhiễm ra môi trường.
Nỗ lực cải thiện môi trường không khí
Nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí trên địa bàn Thủ đô và nâng cao chất lượng sống cho người dân, thời gian qua, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ các giải pháp như: Triển khai thực hiện các giải pháp trong Đề án chống ồn, chống bụi; Đề án Quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông; Tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông công cộng (xe buýt nhanh BRT, đường sắt trên cao…) và khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân để giảm phát thải; giảm dần và xóa bỏ các bếp than tổ ong; hạn chế, tiến tới không đốt rơm rạ…
Đồng thời, thành phố Hà Nội cũng triển khai hiệu quả chương trình trồng 1 triệu cây xanh; nâng tiêu chuẩn khí thải lên mức EURO 4, EURO 5 đến năm 2020; đưa vào sử dụng các nhiên liệu sạch để hạn chế nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải… Ví dụ: Sử dụng nhiên liệu xăng E5 thay thế RON92; tăng cường công tác thanh, kiểm tra tại các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề, các điểm đen về môi trường…
Hiện thành phố Hà Nội đã chính thức đưa vào vận hành 2 trạm quan trắc môi trường cố định và 8 trạm cảm biến quan trắc môi trường không khí từ năm 2016. Mới đây, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã đồng ý tiếp nhận 18 thiết bị cảm biến quan trắc chất lượng không khí do Cơ quan hợp tác phát triển Đức hỗ trợ lắp đặt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị đầu mối tiếp tục phối hợp với Cơ quan hợp tác phát triển Đức, Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm và các đơn vị liên quan hiệu chỉnh dữ liệu 18 thiết bị cảm biến theo các trạm quan trắc cố định của thành phố đảm bảo dữ liệu chính xác; công bố dữ liệu chất lượng không khí của các trạm cảm biến trên trang http://moitruongthudo.vn và các ứng dụng điện thoại thông minh, các bảng thông tin điện tử tại các trụ sở, khu vực công cộng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm sau khi các thiết bị đã hoạt động ổn định. Qua đó, giúp người dân có thể theo dõi và cập nhật tình hình chất lượng không khí để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư để có một mạng lưới trạm quan trắc môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng hoàn thiện, đồng bộ và hiện đại ngang tầm khu vực. Mục tiêu của Hà Nội là tiếp tục đầu tư thêm 70 trạm quan trắc không khí (trong đó có 50 trạm cảm biến và 20 trạm cố định).
Khi đó, các cơ quan chức năng của thành phố sẽ có một hệ thống dữ liệu đầy đủ, toàn diện và liên tục, là cơ sở khoa học đánh giá chính xác thực trạng chất lượng môi trường không khí của thành phố. Đây cũng sẽ là cơ sở để các cơ quan quản lí môi trường hoạch định và đề xuất các chính sách cải thiện chất lượng môi trường sống của nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3
Môi trường 18/11/2024 06:08
Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Môi trường 17/11/2024 20:50