Khoảng cách giàu - nghèo vẫn tăng
Khai mạc kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII |
Thu ngân sách thấp, chi cho bộ máy lại quá cao
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) đã chỉ rõ nhược điểm mang tính cố hữu trong bức tranh kinh tế - xã hội 5 năm qua đó là: Thu ngân sách thấp, nhưng chi nuôi bộ máy hành chính lại quá cao. Đây là một dấu hiệu không bình thường, thậm chí nguy hiểm. ĐB Đương dẫn chứng, chủ trương của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế rất đúng, nhưng giảm thế nào, ra sao thì đến nay chẳng thấy kết quả đâu? Bộ này, ngành kia hết xây dựng đề án, báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt..., nhưng đến nay chưa thấy chuyển biến gì. Cái rối ở khâu tinh giản theo đại biểu Đương là nằm ở khâu thủ tục quá nhiêu khê. Cụ thể, một đơn vị muốn xin tinh giản biên chế phải xin hết cấp này tới bộ nọ mới được cắt giảm. Một số đại biểu dẫn chứng: “Nhiều huyện nói họ không cần phó chủ tịch HĐND, thì lại tăng lên, trong khi cần cán bộ khuyến lâm, khuyến ngư thì không có. Tinh giản biên chế chỗ cần thì giảm, chỗ không cần thì tăng, cải cách hành chính phải thế nào?”.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương phát biểu trong buổi thảo luận tổ. |
Nghịch lý còn ở chỗ, tăng biên chế bao nhiêu có thể báo cáo Bộ Nội vụ, nhưng giảm bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào rất nhiều khâu. Thế nên, việc tinh giản biên chế thời gian tới nhất quyết không để xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc”. Còn các đại biểu khác thì cho rằng, muốn bộ máy hưởng lương thực sự gọn nhẹ, đã đến lúc cần phải có nghị quyết, cơ chế về nhất thể hoá một số chính sách giữa các cơ quan Đảng, hệ thống chính trị và chính quyền; bớt tầng lớp cán bộ phong trào, tầng lớp trung gian, đoàn thể. Ví dụ, các cơ quan của Đảng, chính quyền nếu thấy chồng chéo chức năng thì phải sáp nhập. Thậm chí, một số tổ chức chính trị - xã hội nếu thấy có thể sáp nhập lại để gọn nhẹ về bộ máy cũng phải tiến hành làm. Vì vậy, các cơ quan như Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ cần đưa ra tiêu chí về quy mô dân số gắn với nhu cầu công chức, viên chức là bao nhiêu để tiến hành tinh giản, thu gọn lại bộ máy hưởng ngân sách một cách gọn nhẹ nhất. Có như thế, tiền chi cho nuôi bộ máy hưởng lương mới giảm và Nhà nước cũng có thêm nguồn thu để trả lương cho công chức, viên chức đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống. Tại buổi thảo luận, các vị đại biểu gay gắt nói, chúng ta nói xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, song hiện đang diễn ra tình trạng cứ 7- 10 người dân phải cõng ông hưởng lương nhà nước là không ổn.
Còn đó nhiều nỗi lo
Trên bình diện kinh tế, ĐB Trần Du Lịch cho rằng, thử thách trong 5 năm tới là phải tái cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp một cách căn bản để thay đổi tình hình. Bởi nông nghiệp hiện đang có nhiều rủi ro với biến đổi khí hậu bên cạnh rủi ro về thị trường. Đó là thách thức kép, liệu chúng ta có vượt qua được không? Thách thức lớn thứ 2 là hội nhập quốc tế, bởi đó là cơ hội, nhưng cũng là thách thức, có tận dụng được cơ hội hay không là thách thức lớn. Với bất ổn lớn trong 5 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với 2 tốc độ khác nhau: Đầu tư có vốn nước ngoài (FDI) và trong nước. Nếu không giải quyết được mâu thuẫn này thì nền kinh tế rất bất ổn, bởi dù có hội nhập thế nào đi nữa thì nội lực vẫn phải là quyết định, trong đó doanh nghiệp (DN) trong nước đóng vai trò quyết định. Không một nền kinh tế nào vững mạnh nếu nhờ FDI. “Chúng ta đang có nguy cơ mất phân phối nội địa. Ai nắm phân phối, người đó chi phối sản xuất. Các DN phân phối trong nước đang phải chạy đua giành giật” - ĐB Trần Du Lịch chỉ rõ.
Về mục tiêu 5 năm tới, ĐB Trần Du Lịch đồng tình mục tiêu mà Chính phủ đề ra, nhưng cho rằng, nếu muốn rút ngắn khoảng cách với các nước thì phải tính toán mục tiêu công nghiệp hóa để tính lại nguồn lực để có thể đạt tới mức tăng GDP phù hợp, bảo đảm sau 10 năm, GDP tuyệt đối phải tăng gấp đôi. “5 năm tới phải làm gì? Tái cơ cấu nông nghiệp thì phải tính thực hiện thực tế. Ví dụ nói đầu tư cho ngư nghiệp, nhưng đến nay chưa xây dựng được các trung tâm nghề cá, các đội tàu hậu cần hiện đại. Biến đổi khí hậu gay gắt khiến phải đặt ra việc tái cơ cấu nông nghiệp, thay đổi cây trồng. Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề khởi nghiệp phải được làm mạnh, thể hiện dưới những đạo luật của QH. Hội nhập quốc tế phải tính để tránh bẫy tự do thương mại, không tận dụng được cơ hội lại bị xâm nhập thị trường, chúng ta phải tính từng đối tượng DN cụ thể, Nhà nước phải là bà đỡ thực sự, không thể khoán trắng cho DN được. Muốn DN cạnh tranh thành công thì đầu tiên phải cạnh tranh quốc gia và đó là vấn đề của Nhà nước. Cùng với đó, giải bài toán cải cách các ngân hàng hiệu quả nếu không chúng ta sẽ tiếp tục tích tụ khó khăn” - ĐB Lịch nhấn mạnh.
Còn các đại biểu khác thì thẳng thắn cho rằng, báo cáo kinh tế-xã hội đề cập chưa sâu sắc vấn đề khoảng cách giàu - nghèo, phòng, chống tham nhũng. Thực tế hiện nay khoảng cách giàu - nghèo đang gia tăng. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách xóa đói giảm nghèo, song thực tế khoảng cách giàu - nghèo vẫn tăng. Vậy mấu chốt là đang nằm ở khâu nào để tháo gỡ, thì báo cáo chưa đề cập.
Với tư cách chuyên gia kinh tế, ĐB Trần Hoàng Ngân (TPHCM) lại băn khoăn những vấn đề như nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài. Dẫu vẫn nằm trong giới hạn, nhưng con số tuyệt đối là rất đáng ngại. Cụ thể, nợ nước ngoài đã trên 80 tỉ USD, rất lớn. Về các giải pháp trong thời gian tới, phải đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và biến đổi khí hậu gay gắt. Trong khi đó, là quốc gia nông nghiệp, nhưng hiện nay đất đai đang bị sử dụng quá lãng phí. Rất nhiều dự án để hoang hóa, lãng phí kéo dài, nông dân mất đất canh tác, nhà nước mất đất sản xuất nông nghiệp. Do vậy, trong thời gian tới, cần kiên quyết thu hồi những dự án theo kiểu lấy đất rồi để đó.
PV
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25