Nghiên cứu sinh thái và bảo tồn rùa ở VQG Cúc Phương

Khóa học bổ ích

Từ năm 1998 đến nay, nằm trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu sinh thái và bảo tồn rùa được hợp tác giữa vườn Quốc gia Cúc Phương với Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP), trực thuộc tổ chức Indo-Myanmar Conservation, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã vườn Quốc gia Cúc Phương đã tổ chức nhiều chuyến đi thực tế, hoà mình vào thiên nhiên, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sống cho hàng nghìn người, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên.
Bảo tồn phải gắn liền với phát triển
Bảo tồn di sản quý

Chương trình cứu hộ rùa

Nằm cách Hà Nội khoảng 120 km, Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương được đặt tại khuôn viên vườn Quốc gia (Trung tâm) Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, nơi đây đón tiếp, hướng dẫn hàng nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan khu trưng bày, về các loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam. Rùa cũng là một trong những động vật góp phần giữ cân bằng môi trường.

Chương trình nghiên cứu sinh thái và bảo tồn rùa nhằm cứu hộ và bảo tồn các loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam đang bị săn bắt, buôn bán và không còn môi trường sống. Đồng thời, thông qua chương trình cũng sẽ nâng cao nhận thức cho cộng đồng đối với việc bảo tồn rùa Việt Nam, bảo vệ môi trường sống.

Khóa học bổ ích
Các học sinh nhận chứng nhận về khóa học bảo tồn rùa

Kể từ khi hợp tác, năm 1998, chương trình đã cứu hộ được hàng ngàn cá thể rùa, được tiếp nhận từ các Chi cục Kiểm lâm trên cả nước. Trung tâm đang cứu hộ và nuôi nhốt hơn 1000 cá thể của 20 loài rùa của Việt Nam, trong đó có 3 loài rùa của Cúc Phương. Trong gần 20 năm hoạt động, Trung tâm đã cho sinh sản thành công 15 loài rùa trong điều kiện nuôi nhốt và tiến hành thả hàng trăm cá thể rùa sau khi được cứu hộ và đưa trở lại tự nhiên.

Một nội dung được chương trình triển khai hiệu quả là thu hút sự quan tâm và chia sẻ kiến thức chuyên môn giữa các nhà khoa học và cán bộ bảo tồn trẻ là những khóa tập huấn về lĩnh vực bảo tồn rùa và kỹ năng làm việc thực địa cho các nhà sinh học trẻ và sinh viên các trường đại học.

Gần đây nhất, từ ngày 13 – 15/7/2015, Trung tâm đã tổ chức khóa đào tạo kỹ năng nghiên cứu thực địa về các loài rùa cạn và rùa nước ngọt cho một nhóm gồm 14 em học sinh lớp 11 ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Chu Văn An, chuyên Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tham gia khóa học, các em được trang bị và cung cấp những kiến thức cơ bản về các loài rùa và đặc điểm sinh thái của chúng.

Khóa học bổ ích

Đồng thời, phát triển các kỹ năng nghiên cứu thực địa như kỹ năng định dạng loài, kỹ năng điều tra, đo đạc, ghi chép dữ liệu và thực hành các phương pháp nghiên cứu, thậm chí là tìm kiếm và chế biến thức ăn từ tự nhiên cho rùa. Bên cạnh đó, các em cũng được tìm hiểu về những mối đe dọa tới các loài rùa ở Việt Nam. Khóa học không chỉ tạo ra nhiều cảm hứng cho các em học sinh khi tham gia, mà còn mang lại nhiều thông tin giá trị cho VQG Cúc Phương.

Chia sẻ với phóng viên báo LĐTĐ khi tham gia khóa học này, bạn Sương Mai, học sinh lớp 11 chuyên Hóa, trường Chu Văn An, Hà Nội, cho biết: “Đây thực sự là một khóa học vô cùng bổ ích dành cho những ai yêu mến và muốn tìm hiểu về rùa, cũng như muốn khám phá thiên nhiên hoang dã. Tham gia khóa học, chúng em được học các kỹ năng nghiên cứu, bảo tồn rùa nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung. Các bài học được thiết kế rất hữu ích, dễ tiếp thu và được vận dụng thực hành ngay sau đó. Khi tiếp xúc với những con rùa, được học và hiểu về những tập tính của nó, em cảm nhận được rùa cũng giống như con người vậy. Vì thế em càng yêu và đam mê với các loài động vật hoang dã hơn, hi vọng rằng sau này em sẽ làm một công việc nào đó liên quan đến lĩnh vực này”.

Tạo trải nghiệm cho học sinh

Được biết, với hơn 1000 cá thể rùa đang được nuôi dưỡng và bảo tồn tại Trung tâm, cùng 20 loài rùa khác nhau, trong đó hơn 80% số rùa nằm trong sách đỏ Việt Nam (loài có nguy cơ tuyệt chủng), mới đây trở thành một trong những trung tâm bảo tồn rùa và các loài động vật hoang dã vào loại lớn nhất Việt Nam. Vì thế, khi tham gia khóa học đào tạo kỹ năng bảo tồn rùa, các em được tiếp xúc trực tiếp với nhiều cá thể rùa, nhiều loài rùa khác nhau... Ngoài ra, khóa học không chỉ giúp các em có thêm kiến thức về việc bảo tồn rùa, mà còn nâng cao ý thức trong việc bảo tồn các loại động vật hoang dã khác, cũng như giúp các em có được một sự trải nghiệm với thiên nhiên.

Khóa học bổ ích

Bạn Nguyễn Cao Khánh, học sinh lớp 11 chuyên Lý 1, trường PTTH chuyên Hà Nội - Amsterdam, chia sẻ, Khánh từng tham gia rất nhiều các chương trình cũng như khóa học thực tế, tuy nhiên chưa có một khóa học nào lại thu hút Khánh như khóa học về bảo tồn các loại rùa ở VQG Cúc Phương. Tham gia khóa học không chỉ giúp các em có thêm nhiều kiến thức về các loài rùa, mà còn giúp Khánh cũng như các bạn hiểu và cảm nhận được rõ hơn sự khó khăn vất vả của những người lao động, đang ngày đêm bảo tồn các loài động vật hoang dã ở đây. “Em thấy rất thú vị khi được trực tiếp tham gia trồng cây, cuốc đất, làm thức ăn cho rùa…đây thật sự là một khóa học bổ ích. Sau đợt học tập này em sẽ tích cực vận động bạn bè cùng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sống”, Khánh tâm sự.

Theo số liệu mà ông Lê Phương Triều – Giám đốc Trung tâm, cung cấp, hàng năm có rất nhiều các khóa học dành cho các em học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đến tham quan, học tập và nghiên cứu. Thông qua các khóa học này, Trung tâm tin rằng, các loài động vật hoang dã nói chung, loài rùa cạn và rùa nước ngọt nói riêng ở Việt Nam, sẽ được bảo vệ tốt hơn trong tương lai, khi ngày càng nhiều thế hệ trẻ được đào tạo về công tác bảo tồn. “Chúng tôi mong đợi và tin tưởng những học viên trẻ có năng lực và kỹ năng, sẽ trở thành những nhà lãnh đạo tương lai trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã hoặc các ngành nghề khác giúp bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam”, ông Triều cho hay.

Đạt Đỗ

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 22/12, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/12, khu vực Hà Nội không mưa ngày nắng, nhiệt độ từ 12 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/12, khu vực Hà Nội trời ít mây không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 19/12, trời ít mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng nhẹ, nhiệt độ từ 13 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Để Thủ đô xanh bền vững

Để Thủ đô xanh bền vững

(LĐTĐ) Nhằm cụ thể hoá Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh... thành phố Hà Nội đã xây dựng định hướng, tầm nhìn “chiến lược xanh” vào hai quy hoạch và Luật Thủ đô sửa đổi. Song song với các chiến lược dài hại, Hà Nội cũng đang xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với định hướng “Xanh, thông minh, thành phố kết nối toàn cầu”.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 17/12, khu vực Hà Nội sáng sớm trời rét, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/12, khu vực Hà Nội không mưa, trời rét, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11 - 14 độ C.
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động