Khi ông Zuckerberg đầu tư hàng tỷ USD vào giáo dục

Người sáng lập Facebook là ông Mark Zuckerberg tin rằng cá nhân hóa học tập là câu trả lời cho nhiều câu hỏi về các vấn đề giáo dục đang gặp hiện nay và là một trong bốn lĩnh vực chính mà ông và vợ ông sẽ cấp vốn lên đến 45 tỷ USD trong Sáng kiến Chan Zuckerberg. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến về sự nguy hiểm của ý tưởng này.
Facebook sắp trình làng phiên bản dành cho nơi làm việc
Facebook mở rộng tính năng chống tự tử
CEO Mark Zuckerberg lên kế hoạch “chia tay” Facebook trong 2 tháng

Trong khi nhiều người đang tranh cãi xem ý tưởng này là một hoạt động từ thiện hay là một chiến lược kinh doanh thông minh thì một số lại hỏi: Chúng ta được gì khi cá nhân hóa học tập? Cho dù nhiều nhà chính trị gia luôn cổ súy cho cá nhân hóa học tập thì hiện vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng về vấn đề này.

Khi ông Zuckerberg đầu tư hàng tỷ USD vào giáo dục

Một số nhà giáo dục lập luận rằng cá nhân hóa học tập là tất cả những giáo viên tốt nhất sẽ cùng tham gia một khóa học để sửa đổi tài liệu giảng dạy và hướng dẫn theo cách khác nhau cho phù hợp nhất với học sinh. Một số khác thì cho rằng nó sẽ giúp hóa giải tình trạng quan liêu trong giáo dục hiện nay khi khái niệm “cá nhân hóa” được bao hàm hoặc thay thế bằng cá nhân hóa, học tập là trung tâm hoặc tùy chỉnh.

Hiện tại cũng chưa rõ là làm thế nào để giáo viên có thể hỗ trợ học sinh theo cách cá nhân hóa học tập với các nguồn lực đào tạo hiện nay cho từng học sinh hay ai sẽ trả những chi phí phát sinh để làm việc này.

Tuy nhiên, định nghĩa về cá nhân hóa học tập của ông Zuckerberg lại rất rõ ràng trong ý tưởng. Theo ông thì cá nhân hóa học tập là dành cho giáo viên: “làm việc với học sinh để tùy chỉnh hướng dẫn đúng với những gì học sinh cần và học sinh thích.”.

Cho dù nền tảng cá nhân hóa học tập trong Sáng kiến Chan Zuckerberg không là thành phần của nền tảng mạng xã hội Facebook, nhưng nguyên tắc của hai nền tảng này là giống nhau: công việc của con người sẽ thay thế bằng công nghệ. Chẳng hạn sử dụng các thuật toán để phân tích con người cùng nội dung trên cơ sở xem xét hành vi quá khứ để chứng minh sở thích. Điều này tương tự như những gì trên trang tin của Facebook và một số mô hình thương mại khác đã phân tích nội dung và hành vi để cá nhân hóa người dùng.

Đã có rất nhiều quảng cáo thổi phồng tiềm năng của công nghệ mới hay thay đổi cách tiếp cận để đổi mới giáo dục mà không có lý do hợp lý. Nhiều quan ngại đối với đầu tư của các hãng công nghệ đến từ thung lũng Silicon Valley cho giáo dục nhưng lại bỏ qua các nhà giáo.

Những nguy hiểm của cá nhân hóa học tập

Ý tưởng cá nhân hóa học tập của Zuckerberg có ba lỗ hổng lớn.

Thứ nhất, giáo dục không chỉ yêu cầu tiếp thu kiến thức và kỹ năng liên quan đến một nghề nghiệp cụ thể mà còn yêu cầu tiếp thu kiến thức tổng quát. Khi chỉ dạy cho trẻ em những gì các em thích thì có thể sau khi kết thúc quá trình giảng dạy, các em chỉ có một số kiến thức chuyên sâu nhất định và một chút ít kiến thức tổng quát.

Thứ hai, trong khi nhiều học sinh với nhận thức kém có thể cố gắng tìm ra một cách cá nhân hóa mà thực tế không phù hợp với các em. Những thiếu hụt về khả năng tổng hợp có thể khiến các em có kết quả học tập không tốt.

Cuối cùng, sở thích trẻ em thường luôn thay đổi. Các em thường thay đổi ngay lập tức sở thích của mình khi tương tác với môi trường thực tế. Để đoán được những nội dung mà các em thích cần có sự nhạy cảm, do con người chứ không thể tự động hóa. Nếu không như vậy, chúng ta sẽ kết thúc với kết quả ngược lại là không hề cá nhân hóa học tập, và lớp học gần như không có trao đổi giữa giáo viên và học sinh.

Trong quá trình sử dụng công nghệ để hỗ trợ cho giáo dục, một rủi ro nữa là giá trị trao đổi xã hội giữa học sinh, giáo viên và phụ huynh để nâng cao hiệu quả học tập cũng bị giảm nhẹ.

Khi ông Zuckerberg đầu tư hàng tỷ USD vào giáo dục

Một vấn đề khác là làm thế nào để dữ liệu của học sinh không bị sử dụng sai mục đích. Các thông tin về quá trình học của học sinh, tham chiếu và nhu cầu, sở thích sẽ tạo ra nguy cơ bảo mật nếu không được quản lý tốt. Một ví dụ gần đây là Vtech, một trang web kết nối trẻ em với đồ chơi bị hack khiến hàng triệu bức ảnh và nội dung trò chuyện của các em bị xâm phạm.

Cá nhân hóa giáo dục sẽ phải có tất cả những vấn đề phức tạp nhất vốn có của nó, liên quan đến các tổ chức trẻ em, quyền lực, hợp tác và đối thoại. Nhưng nó cũng sẽ mang đến những triển vọng thú vị cho tương lai.

Ở đâu cá nhân hóa học học tập có thể trợ giúp?

Động lực rất quan trọng cho học tập hiệu quả và cá nhân hóa học tập cho trẻ em là cảm giác sở hữu và sự liên quan khi sự đánh giá cá nhân được ưu tiên hơn.

Những giá trị này được đưa ra ở trường AltSchool, một trường mới được tài trợ 100 triệu USD và có được ông Zuckerberg góp vốn. AltSchool là cộng đồng các trường học nhỏ (micro-school) để trải nghiệm học tập theo phương pháp cá nhân hóa học tập bằng cách thu thập dữ liệu của học sinh như điểm, sở thích, kiểm tra trí nhớ hay sức khỏe để tính toán ra sở thích và tham chiếu để hiệu chỉnh nội dung đào tạo.

Theo các nhà giáo dục thì với sự tài trợ của ông Zuckerberg, điều nguyên hiểm là trường sẽ đào tạo ra những trẻ em mới, không chỉ là một em, được giáo dục trong các khối học tập đóng kín. Kết quả có thể sẽ không xứng đáng như danh tiếng và được hứa hẹn về một thế giới mới, không thực tế, nơi mà những gì các em học khác với những gì các em sẽ sống.

Cách tiếp cận thỏa hiệp

Một số tổ chức khác đã kết hợp cả phương pháp sử dụng dữ liệu học sinh và nội dung giáo dục tiêu chuẩn. Các trường học này cho phép các nhà giáo dục lựa chọn giữa áp dụng hoặc cá nhân hóa kế hoạch học tập. Một chương trình học tập chuẩn được đưa ra và sau đó sẽ đưa ra một khóa học được sửa đổi phù hợp với kiến thức của giáo viên và phù hợp với học sinh nhất.

Một khi cá nhân hóa học tập được áp dụng thì tùy chỉnh học tập của học sinh theo những gì các em cần cũng phải đảm bảo theo hướng dẫn của giáo viên và yêu cầu của nhà trường. Trong báo cáo Đổi mới sư phạm năm 2015 của Mike Sharples và các đồng nghiệp đến từ đại học Open University thì cá nhân hóa học tập là sự kết hợp của phân tích cảm xúc, yêu cầu cá nhân, đánh giá sự năng động và đánh giá ẩn (bằng thuật toán máy tính) để có thể đạt được sự kết hợp mạnh mẽ nhất.

Nhưng những yêu cầu về chiến lược phát triển này cần sự kết hợp giữa những gì trẻ em cần với các nhà giáo trong giáo dục. Nhiều nội dung sẽ mất nhiều thời gian như đối thoại và hợp tác chứ không phải đơn giản là đổ hàng triệu USD vào công nghệ - cho dù nó đến từ Mark Zuckerberg.

Nhandan

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc"

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), tại Hội trường UBND huyện Thanh Oai, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.
3 đội bóng châu Á giành quyền dự Olympic Paris 2024

3 đội bóng châu Á giành quyền dự Olympic Paris 2024

(LĐTĐ) U23 Iraq là đội bóng thứ 3 ở khu vực châu Á giành quyền tham dự môn bóng đá nam Olympic Paris 2024.
Chelsea đánh bại Tottenham

Chelsea đánh bại Tottenham

(LĐTĐ) Chelsea chơi tưng bừng ở derby London khi vượt qua Tottenham 2-0, nhờ các bàn thắng của Chalobah và Nicolas Jackson.
TP.HCM: Quy định mới về đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

TP.HCM: Quy định mới về đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 20 (có hiệu lực từ ngày 12/5/2024) quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CB, CC, VC, NLĐ) tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, thay thế cho hàng loạt quy định trước đây.
Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

(LĐTĐ) Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP trình Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Hôm nay (3/5): Hà Nội có mưa rào và dông, khả năng xảy ra mưa đá

Hôm nay (3/5): Hà Nội có mưa rào và dông, khả năng xảy ra mưa đá

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 3/5, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tin khác

Việt Nam sắp phóng vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1

Việt Nam sắp phóng vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1

(LĐTĐ) Sau nhiều lần trì hoãn, vệ tinh LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025.
Trí tuệ nhân tạo Earth-2 giúp dự báo thời tiết siêu nhanh, chính xác

Trí tuệ nhân tạo Earth-2 giúp dự báo thời tiết siêu nhanh, chính xác

(LĐTĐ) Khi hình thái vật lý ngày càng trở nên phức tạp hơn, dự báo thời tiết bằng phương pháp số truyền thống hiệu quả đã không còn cao, đòi hỏi những trung tâm dự báo thời tiết cần áp dụng các phương pháp mới. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo A.I., một siêu máy tính Earth-2, có thể dự báo thời tiết với tốc độ siêu nhanh và có độ chính xác cao, giúp con người tránh được các tác động tồi tệ của thiên tai như bão, lũ lụt..
Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

(LĐTĐ) VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông).
Nâng cao vai trò đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội

Nâng cao vai trò đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Sáng 19/4, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.
Nắm bắt cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Nắm bắt cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

(LĐTĐ) Tại Việt Nam, ngành công nghiệp bán dẫn được các chuyên gia đánh giá có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển.
Sắp diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024

Sắp diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.
Phát triển AI, đưa Việt Nam thành điểm sáng về công nghệ

Phát triển AI, đưa Việt Nam thành điểm sáng về công nghệ

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang, với AI, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi nhưng phải đảm bảo hai yếu tố. Một mặt, Việt Nam phải xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; mặt khác, triển khai theo hướng có quy định về đạo đức, trách nhiệm.
Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Ngày 10/4, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Họp báo thường kỳ quý I năm 2024, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang chủ trì Hội nghị.
9 biện pháp giúp tổ chức, doanh nghiệp phòng chống tấn công ransomware

9 biện pháp giúp tổ chức, doanh nghiệp phòng chống tấn công ransomware

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, qua hệ thống của Trung tâm Giám sát không gian mạng quốc gia - NCSC, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận hơn 13.000 sự kiện an toàn thông tin liên quan đến ransomware trên các hệ thống thông tin. Trước thực trạng này, Cục An toàn thông tin đã xây dựng cẩm nang hướng dẫn cụ thể 9 biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu chung bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.
Ghi nhận hơn 150 trường hợp tấn công mạng, cài mã độc trong 1 tuần tại Việt Nam

Ghi nhận hơn 150 trường hợp tấn công mạng, cài mã độc trong 1 tuần tại Việt Nam

(LĐTĐ) Theo thống kê của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, trong tuần từ 25 - 31/3, có 151 trường hợp tấn công vào trang/cổng thông tin điện tử của Việt Nam: 120 trường hợp tấn công lừa đảo (Phishing), 31 trường hợp tấn công cài cắm mã độc.
Xem thêm
Phiên bản di động