Khi hôn nhân “trong héo, ngoài tươi”
Nếu cứ “nhầm nhọt”... | |
5 điều khiến hôn nhân của bạn nhanh đổ vỡ | |
7 tội phá hoại hạnh phúc gia đình bị trừng phạt từ 1/1/2018 |
Chán chồng vẫn không muốn ly hôn
Nhìn từ bên ngoài, gia đình Tùng- Linh là một gia đình hạnh phúc, đẹp như tranh với người chồng cao to, đẹp trai, khỏe mạnh, người vợ dịu dàng, xinh xắn, hai con một trai, một gái kháu khỉnh, đáng yêu. Thế nhưng, hễ có người khen, Linh lại cười buồn: “ ở trong chăn mới biết chăn có giận…”
Linh quen và yêu Tùng qua những lần đi chơi cùng nhóm bạn học phổ thông. Chỉ sau vài tháng hò hẹn, họ làm đám cưới. Trở thành vợ chồng rồi, Linh mới phát hiện giữa hai người có quá nhiều điều khác biệt. Tùng gia trưởng, độc đoán còn Linh lại ưa lãng mạn, ngọt ngào. Linh mỏng manh, nhạy cảm, muốn có người chồng vững chãi, là điểm tựa vững chắc và có thể san sẻ với vợ trên mọi lĩnh vực, từ công việc đến tinh thần. Ngược lại, Tùng cứng nhắc, ích kỷ chỉ thích quát nạt vợ con, đi làm về nhà là nằm ườn ra mặc vợ xoay vần. Tùng cũng thích đi chơi hơn là về nhà. Anh có thể đi với bạn bè tới tận tối khuya, cuối tuần cũng “biệt tăm” mà không một chút lo lắng cho vợ con. Có lần trong lúc Tùng đang đi xem bóng đá với bạn, con bị sốt cao, Linh gọi điện bảo chồng về đưa con đi khám liền bị chồng mắng té tát, sỉ vả rằng làm mẹ gì mà không biết lo cho con, việc nhỏ ấy cũng phải phụ thuộc chồng.
Không ít cặp vợ chồng chán nhau nhưng không muốn ly hôn. Ảnh có tính minh họa. Nguồn inquisitr |
Đời sống tình cảm đã vậy, kinh tế của vợ chồng Linh cũng chẳng dư dả gì. Tùng là kỹ sư xây dựng gặp lúc công việc khó khăn nên thu nhập bấp bênh, được đồng nào, Tùng giữ rịt đồng ấy để chủ động chi tiêu cho mình. Mọi chi tiêu trong nhà trông cả vào lương viên chức ba cọc ba đồng của Linh. Một mình xoay sở, vật lộn với cuộc sống, lại không được chồng an ủi, chia sẻ, động viên, Linh cảm thấy mình thật cô độc, quanh quẩn và tù túng. Những cuộc nói chuyện giữa hai vợ chồng ít dần. Vợ chồng cùng sống một nhà mà chỉ giao tiếp khi cần, mà mỗi lần nói cũng chỉ hạn chế tối đa, toàn là “ừ”, “biết rồi”, “không phải nói nhiều”. Thế thôi. Vợ chồng Linh dần xa nhau từ đó.
Nghe chuyện của Linh, bạn bè khuyên nên ly hôn để xây dựng cuộc sống mới, thì thật lạ khi Linh lại lắc đầu quầy quậy: “Dù tệ với vợ thế, nhưng anh Tùng rất yêu con, con gái mình cũng quấn bố lắm, mình không thể ly hôn vì con cần có một gia đình”.
Đừng để tình cảm lấn át
Câu chuyện của gia đình Linh không phải là câu chuyện hiếm trong cuộc sống hiện nay. Có không ít gia đình mà ở đó, các cặp vợ chồng đã hết yêu, thậm chí là rất chán nhau nhưng vẫn không muốn ly dỵ. Người ta gọi đó là những cuộc ly hôn cảm xúc. Theo các chuyên gia tâm lý, ly hôn cảm xúc có thể xuất phát từ nhiều lý do. Xảy ra nhiều nhất là trường hợp một trong hai người đã vị phạm những chuẩn mực đạo đức: Ngoại tình, cờ bạc, rượu chè... Người còn lại đã quá thất vọng và chán ngán, nhưng lại không có can đảm giũ bỏ. Thứ hai, các cuộc ly hôn cảm xúc cũng có thể xảy ra khi hai vợ chồng đã sống cuộc sống riêng biệt một thời gian dài, thiếu vắng sự trợ giúp và săn sóc lẫn nhau, cuối cùng cảm thấy sự hiện diện của đối phương không còn quan trọng nữa. Khả năng thứ ba dẫn đến sự chia tay trong tâm hồn chính là sự nghèo túng. Chỉ mỗi một việc cố gắng thu vén tằn tiện cũng đã ngốn hết thời gian, sức lực và niềm vui của hai vợ chồng, khiến hai người chẳng còn hơi sức đâu mà "âu yếm" với cả "lãng mạn"...
Cũng theo các chuyên gia tâm lý, tuy nói rằng "tất cả vì con cái", những cặp vợ chồng đang sống trong cảnh hôn nhân "trong héo ngoài tươi" này không thể hiểu một thực tế rằng: Con cái họ thậm chí còn khổ sở hơn cả khi họ ly hôn thực sự. Một nhà tâm lý học xã hội đã nói: "Nếu mối quan hệ giữa vợ chồng đã trở nên xấu đi không thể cứu vãn được, hay tiến đến một cuộc ly hôn hợp pháp. Như vậy, những đứa trẻ sẽ không phải chịu đựng bầu không khí ngột ngạt, căng thẳng của một gia đình không hạnh phúc". Điều này là có lý trong tình hình xã hội hiện nay, hầu hết mọi người đều sống trong một gia đình hạt nhân. Khi hai vợ chồng bất đồng, con cái thường ở giữa và chứng kiến tất cả những cuộc cãi cọ, những ấm ức, mỉa mai, chì chiết... và điều này có thể ảnh hưởng xấu đến hành vi và cảm xúc của con trẻ.
Vì thế, đừng để cho tình cảm lất át, hãy dùng lý trí để suy nghĩ xem hai người vẫn muốn chung sống với nhau là vì lý do gì? Nếu vẫn còn chút tình cảm, dù chỉ là sự lưu luyến với quá khứ, thì cần phải chân thành và nỗ lực cải thiện mối quan hệ vợ chồng. Dù lý do của sự bất hoà là gì, hãy tạo một "thói quen yêu nhau".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21