Kênh đầu tư nào hiệu quả hiện nay?

Đồng tiền để yên là đồng tiền “chết”, nhưng nếu không chọn đúng kênh đầu tư thì còn “chết” hơn. Muốn chọn đúng được kênh đầu tư, trước hết cần nhìn lại quá khứ, tức là diễn biến lãi suất của các kênh đầu tư đã qua.
,kenh dau tu nao hieu qua hien nay Bỏ tiền vào kênh đầu tư nào đang lãi nhất
kenh dau tu nao hieu qua hien nay Giá vàng thế giới chạm mức cao nhất kể từ tháng 6/2015
kenh dau tu nao hieu qua hien nay Ôm đống tiền tỷ, nhấp nhổm ‘mò’ nơi đầu tư

Nhìn tổng quát, trong 8 tháng đầu năm, giá vàng, chứng khoán tăng cao nhất; tiết kiệm, giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, giá bất động sản tăng nhẹ, còn giá USD lại giảm.

Tuy nhiên, diễn biến trong quá khứ là việc đã diễn ra. Giá cả thường có “sóng”, có đỉnh và có đáy, biết đâu quá khứ là đỉnh, nhưng tương lai lại là đáy và ngược lại. Do vậy, cần phải lượng đoán các yếu tố tác động trong thời gian tới.

kenh dau tu nao hieu qua hien nay
Nhiều dấu hiệu cho thấy không nên đưa vốn vào vàng

Đi vào phân tích cụ thể từng kênh đầu tư trên cơ sở kết hợp cả diễn biến đã qua và những yếu tố tác động trong thời gian tới, có thể dự đoán xu hướng giá cả trên các kênh rõ hơn.

Thứ nhất, về Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Đây vừa phản ánh kết quả đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vừa là thước đo lãi suất trên các kênh đầu tư khác có “thực dương” hay không? CPI sau 8 tháng tuy tăng cao hơn cùng kỳ 2 năm trước, nhưng được dự báo có khả năng thấp hơn mục tiêu đề ra cho cả năm (dưới 5%) và thấp xa so với tăng trưởng kinh tế (với 3 kịch bản 6,28%; 6,5% và 6,7%). Đầu tư vào sản xuất, kinh doanh không dễ.

Thứ hai là vàng, sau 8 tháng tăng khá cao. Nhưng chỉ có người nào mua ở đáy trước đây (dưới 34 triệu đồng/lượng) và bán ở đỉnh (khi ở mức trên 39 triệu đồng/lượng) mới có lãi. Nếu tính bình quân 8 tháng tăng 3,3%. Trên thế giới, giá vàng tính bằng USD, trong khi xu hướng USD lên giá, nên giá vàng có thể giảm xuống. Ở trong nước, lạm phát không cao, tỷ giá VND/USD ổn định; chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới không còn cao hơn như trước. Các diễn biến đó là dấu hiệu cho thấy không nên đưa vốn vào vàng.

Thứ ba là USD. Trên thế giới, giá USD có xu hướng tăng do tăng trưởng kinh tế Mỹ phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhiều quốc gia hạ giá đồng nội tệ và đẩy mạnh mua USD, nhất là Trung Quốc. Ở trong nước có những yếu tố tác động làm giảm sức ép tăng tỷ giá. Cán cân thương mại và cán cân thanh toán thặng dư; lượng ngoại tệ vào Việt Nam đạt quy mô lớn và tăng lên từ các nguồn (FDI thực hiện, chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam, đầu tư gián tiếp…), tâm lý găm giữ ngoại tệ không còn cao như trước, lãi suất tiền gửi bằng USD bằng 0... Tổng hợp các tác động trên, người viết khuyến cáo không nên đầu tư vào USD.

Thứ tư là kênh tiết kiệm. Đây là kênh đầu tư truyền thống, thích hợp và quen thuộc với nhiều đối tượng. Bảo đảm an toàn vì có lãi suất danh nghĩa; từ mấy chục tháng nay có lãi suất thực dương (lớn hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng). Điều này lý giải một phần tại sao tốc độ tăng tiền gửi cao hơn tốc độ tăng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, góp phần giảm sức ép thanh khoản của hệ thống...

Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư thì lãi suất tiết kiệm không hấp dẫn (bởi đầu tư họ còn phải vay với lãi suất cao hơn mấy phần trăm để thu được lãi suất lớn hơn); chỉ khi họ chưa tìm được hoặc chờ cơ hội đầu tư thì mới “tạm trú” vào tiết kiệm. Như vậy, đối với những người không biết đầu tư vào đâu, hoặc sợ rủi ro khi đầu tư vào các kênh đầu tư khác thì nên gửi tiết kiệm. Vấn đề đặt ra là cần tăng quyền lực cho bảo hiểm tiền gửi và nâng mức bảo hiểm rủi ro.

Thứ năm là kênh chứng khoán. Chứng khoán đã tăng điểm năm thứ 5 liên tiếp, với tốc độ khá cao. Tuy nhiên, đây là thị trường cao cấp, đòi hỏi có trình độ hiểu biết hoạt động của các công ty niêm yết, kỹ thuật đầu tư, sự minh bạch của thị trường và tác động của các tin đồn... Trong khi các yếu tố này hiện có những hạn chế, bất cập, lại thường có tính đám đông, rất khó đoán định được “đỉnh”, “đáy” và khả năng khó tăng liên tiếp trong năm thứ 6 tới đây. Mặc dù cả thị trường không tăng điểm, nhưng vẫn có sóng, do vậy, có thể chọn các công ty này để đầu tư, nhưng cần chọn khoảng 2-3 mã, thông qua thống kê lịch sử để biết chu kỳ lên “đỉnh” hoặc xuống “đáy” để chọn phiên bán.

Cuối cùng là kênh bất động sản, được dự đoán sẽ bước vào cơn sốt thứ 4 vào cuối năm 2015 và năm 2016. Tuy nhiên, thị trường này chỉ ấm lên (năm 2015 có tốc độ tăng cao gấp rưỡi tốc độ tăng CPI) chứ không sốt; thậm chí tốc độ tăng giá 8 tháng năm nay còn thấp hơn CPI, ở địa bàn Hà Nội một số sản phẩm còn bị giảm.

Nguyên nhân chủ yếu do cung tăng cao hơn cầu; tín dụng vẫn tập trung nhiều hơn vào phía cung hơn là phía cầu, làm cho tiêu thụ chậm và nợ xấu ngân hàng giải quyết chậm… Tuy nhiên, mỗi năm dân số cả nước tăng gần 1 triệu người, với mức bình quân nhân khẩu hiện tại sẽ khiến cho nhu cầu tăng 22 triệu m2, chưa kể việc cải thiện, tách hộ, số trung lưu tăng.

Như vậy, diễn biến trong 8 tháng qua cho thấy, giá vàng tăng cao nhất, tiếp đến là chứng khoán, gửi tiết kiệm đều cao hơn CPI, còn bất động sản thấp hơn CPI, riêng giá USD còn bị giảm. Người dân có tiền nhàn rỗi căn cứ thực tế này để cân nhắc kênh đầu tư nhằm sinh lợi đồng tiền.

Báo Đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

(LĐTĐ) Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh khách hàng thực hiện sinh trắc học là thêm một lớp bảo mật khi thực hiện giao dịch, hướng đến mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, năm 2023, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán 135 nhiệm vụ với 174 Đoàn kiểm toán và phát hành 248 Báo cáo kiểm toán.
Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

(LĐTĐ) Theo kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019.
Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) 13 hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm: Làm giả, sửa chữa phương tiện thanh toán; trộm cắp, xâm nhập dữ liệu; cung cấp thông tin sai sự thật; tiết lộ thông tin trái phép; mở tài khoản nặc danh; cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép; gian lận, đánh bạc trực tuyến.
Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

(LĐTĐ) Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8.
GDP với những gam màu sáng

GDP với những gam màu sáng

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2024 diễn ra mới đây, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung sáu tháng đầu năm, GDP tăng 6,42%, so với giai đoạn 2020-2024 chỉ thấp hơn mức tăng 6,58% của cùng kỳ năm 2022.
GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

(LĐTĐ) Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 3 cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí minh (TP.HCM), Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu đều có mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động