Huyện Thường Tín: Tăng tốc hoàn thành mục tiêu nông thôn mới vào năm 2020

(LĐTĐ) Sau 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, huyện Thường Tín đã có những bước chuyển biến rõ nét, kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên… Đó là minh chứng hiệu quả mà Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đem lại và cũng là tiền đề để Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong huyện phấn đấu năm 2020 trở thành huyện nông thôn mới. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
huyen thuong tin tang toc hoan thanh muc tieu nong thon moi vao nam 2020 Xây dựng nông thôn mới ở huyện Sóc Sơn: Hiệu quả từ cơ chế, chính sách hỗ trợ
huyen thuong tin tang toc hoan thanh muc tieu nong thon moi vao nam 2020 Huyện Gia Lâm: Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề
huyen thuong tin tang toc hoan thanh muc tieu nong thon moi vao nam 2020 Phát huy vai trò cán bộ cơ sở trong tuyên truyền vận động người dân

Năm 2010, bắt tay vào thực hiện xây dựng nông thôn mới huyện Thường Tín gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội chưa đồng bộ, cơ sở vật chất trường học xuống cấp chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo; đời sống nhân dân còn thấp, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 13,5 triệu đồng/người/năm; số hộ nghèo còn cao, với 6.853 hộ chiếm tỷ lệ 12,5%; bình quân các xã chỉ đạt và cơ bản đạt khoảng 8 tiêu chí.

huyen thuong tin tang toc hoan thanh muc tieu nong thon moi vao nam 2020
Thường Tín đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới

Song, phát huy tinh thần đoàn kết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang có nhiều khởi sắc.

Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, huyện Thường Tín luôn xác định công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng và được đặt lên hàng đầu, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa, tác dụng của xây dựng nông thôn mới, huy động sức mạnh của toàn dân. Cùng với đó phát huy tối đa quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới; Thực hiện công khai, minh bạch các nguồn lực để người dân được bàn bạc, quyết định, kiểm tra, giám sát và quan trọng hơn cả là chính người dân được tham gia thụ hưởng những kết quả từ xây dựng nông thôn mới đem lại.

Vì vậy, nhân dân đã vào cuộc tích cực, tham gia góp công, góp của cùng với chính quyền địa phương để tạo thêm nguồn lực đầu tư, hoàn thiện các công trình xây dựng, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và cuộc sống của nhân dân. Trong 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân, huyện Thường Tín đã huy động tổng nguồn vốn trên 3.637 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Thành phố hỗ trợ gần 1.200 tỷ đồng; ngân sách huyện trên 1.248 tỷ đồng, ngân sách xã trên 110 tỷ đồng, nguồn vốn huy động xã hội hóa ngoài ngân sách 1.069 tỷ đồng…

Bằng nguồn vốn đó, huyện tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp, hạ tầng kinh tế xã hội... huyện Thường Tín đã sớm quy hoạch phát triển vùng sản xuất, tận dụng lợi thế từng khu vực để khai thác tối đa giá trị đất, bên cạnh đó xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân, kết hợp với việc thực hiện tốt công tác dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.

Đến nay, toàn huyện có tổng diện tích trồng lúa trên 5 nghìn hécta. Với cơ cấu sản xuất chính của huyện là 2 lúa và 1 vụ đông. Cơ giới hóa được thực hiện 100% ở khâu làm đất và thu hoạch lúa, có 100 hécta diện tích lúa được cấy bằng máy. Năm 2018 giá trị trên đơn vị diện tích canh tác đạt 118 triệu đồng/hécta, gấp 1,25 lần so với năm 2010.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã hình thành vùng lúa hàng hóa chuyên canh tập trung quy mô từ 100 hécta đến 200 hécta, như ở xã Thắng Lợi, Dũng Tiến, Nghiêm Xuyên, Tô Hiệu, Văn Tự… Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất rau an toàn, với diện tích 355 hécta tại các xã Tân Minh, Hà Hồi, Vân Tảo, Văn Phú... xây dựng và phát triển các mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; duy trì vùng cây ăn quả diện tích trên 327ha trồng các loại cây: Cam canh, bưởi diễn, nhãn chín muộn, chuối tây nuôi cấy mô…

huyen thuong tin tang toc hoan thanh muc tieu nong thon moi vao nam 2020
Cơ sở vật chất, giáo dục, y tế... được nâng cao khi huyện Thường Tín xây dựng nông thôn mới

Cùng với đó huyện, quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, từ đó tăng thu nhập cho nông dân, như nhãn hiệu tập thể khoai tây Thường Tín, dưa chuột Ba Lăng, thương hiệu hoa cây cảnh Nội Thôn... Chính vì vậy, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp huyện hàng năm tăng từ 2% đến 3%.

Song song với việc tập trung chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, các tiêu chí về Giáo dục, văn hóa xã hội, y tế… cũng đạt được kết quả cao. Cụ thể, trên địa bàn huyện có 64/88 trường được Thành phố Hà Nội công nhận trường chuẩn Quốc gia, trong đó có 26 trường Trung học cơ sở, 23 trường tiểu học và 15 trường mầm non. Huyện đã có 158 nhà văn hóa thôn đã được xây mới, cải tạo đưa vào sử dụng có hiệu quả, 24 xã có sân thể thao, 2 xã xây dựng sân Trung tâm văn hóa thể thao xã, phục vụ cho sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao quần chúng phát triển. Năm 2018, huyện Thường Tín đạt tỷ lệ trên 89% làng văn hóa, có 27 xã đạt tiêu chí về văn hóa…

Đặc biệt, huyện đã kịp thời điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới, đầu tư xây dựng 453,9 km đường giao thông nông thôn, các tuyến đường thôn xóm...Đến nay, 100% hệ thống đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, liên thôn đã xây dựng xong đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện, 100% các tuyến đường ngõ, xóm được xây dựng và đảm bảo sạch sẽ, không lầy lội vào mùa mưa. Bên cạnh đó, 100% các tuyến đường trục chính nội đồng đã được cứng hoá tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện, phục vụ sản xuất.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, đã phát huy được sức mạnh toàn dân trong xây dựng nông thôn mới, đời sống người dân được nâng lên, mức thu nhập bình quân cuối 2018 đạt trên 47 triệu đồng/người/năm; tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,7%. Đến thời điểm hiện tại, huyện Thường Tín đã có 24/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo ông Kiều Xuân Huy - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thường Tín, huyện phấn đấu cuối năm 2019 sẽ có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới là Tiền Phong, Lê Lợi, Thư Phú và xã Hòa Bình. Đồng thời, xây dựng xã Hồng Vân đạt xã nông thôn mới nâng cao. Với sự phấn đấu bền bỉ, kiên trì vì mục tiêu xây dựng huyện Thường Tín văn minh, giàu mạnh và hiện đại. Bức tranh toàn cảnh của huyện ngày thêm khởi sắc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thường Tín chung sức, chung lòng, quyết tâm đưa huyện Thường Tín về đích nông thôn mới theo đúng kế hoạch vào năm 2020.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

(LĐTĐ) Giáng sinh là ngày lễ lớn được mong chờ. Tại Thủ đô, những ngày này, nhiều tuyến phố được trang trí cờ hoa rực rỡ, nhất là khu vực Nhà thờ Lớn Hà Nội.
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND Thành phố chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh

Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm một số tuyến đường qua các phố Nhà Chung, Lý Quốc Sư, Nhà Thờ, Ấu Triệu, Hàm Long (quận Hoàn Kiếm) nhằm đảm bảo an toàn cho Lễ Giáng sinh (Noel).
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh

Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Với việc ban hành quyết định này, kỳ vọng một số vấn đề “nóng” liên quan đến giá, giải phóng mặt bằng (GPMB) sẽ được giải quyết.
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF

Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF

(LĐTĐ) Vị ngọt thanh, mọng nước, mùi thơm mát, Cam tươi FVF có nguồn gốc từ giống cam đặc sản trứ danh Xã Đoài với quy trình chăm sóc tỉ mỉ và ứng dụng những công nghệ canh tác tiên tiến nhất hiện nay.
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

(LĐTĐ) Để có hành lang pháp lý cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy - học diện rộng trong cả nước và phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT quy định về Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngày 24/12, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp lần thứ 10 và kiện toàn Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Hội LHPN Hà Nội khóa XVI.

Tin khác

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Xem thêm
Phiên bản di động