Huyện Phúc Thọ: Phát triển mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học

Từ một vài hộ nhỏ lẻ triển khai mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học Liên Việt ở xã Thọ Lộc (Phúc Thọ, Hà Nội), đến nay đã có trên chục hộ triển khai mô hình này và đạt được nhiều hiệu quả nhất định.
phat trien mo hinh chuoi san xuat va cung cap thit lon sinh hoc Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần chú trọng chất lượng, hiệu quả
phat trien mo hinh chuoi san xuat va cung cap thit lon sinh hoc Nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đều đạt và vượt chỉ tiêu
phat trien mo hinh chuoi san xuat va cung cap thit lon sinh hoc Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Thực tế đó đã minh chứng cho việc phát triển mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học là hướng đi hiệu quả, bền vững cho người nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ.

Trong chuyến đi thực tế viết bài theo Chương trình công tác số 02 của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn mới, tìm hiểu một số mô hình sản xuất, kinh doanh sản xuất nông nghiệp tại huyện Phúc Thọ do Hội Nhà báo thành phố Hà Nội đã tổ chức, đoàn phóng viên các cơ quan báo chí của thành phố Hà Nội có dịp được tham quan, tìm hiểu thực tế mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học Liên Việt tại xã Thọ Lộc do Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ là đơn vị quản lý.

phat trien mo hinh chuoi san xuat va cung cap thit lon sinh hoc
Mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học Liên Việt tại xã Thọ Lộc (Phúc Thọ). Ảnh Mai Quý

Chia sẻ với đoàn, ông Nguyễn Hưng Thỉnh – Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ cho biết, gia đình ông là một trong những hộ đầu tiên tham gia triển khai mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học Liên Việt.

Trước khi triển khai mô hình này, gia đình ông Thỉnh đã nuôi lợn theo hình thức công nghiệp và không tránh khỏi tình trạng được mùa, rớt giá. Vấn đề nhức nhối nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi lợn gây ra làm ảnh hướng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của gia đình và những hộ dân xung quanh.

Nhưng từ khi được chính quyền địa phương hướng dẫn, tạo điều kiện cùng với đó là sự tư vấn của Trung tâm phát triển chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội), gia đình ông đã chuyển sang triển khai mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học Liên Việt.

Từ khi triển khai mô hình này, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đã được giải quyết. Bên cạnh đó, đầu ra của sản phẩm cũng tương đối ổn định, sản phẩm đã khẳng định được chất lượng do đó có đơn đặt hàng trước, dù giá lợn công nghiệp có biến động nhưng sản phẩm thịt lợn sinh học vẫn được tiêu thụ với giá ổn định.

Theo ông Thỉnh, sở dĩ thịt lợn sinh học đảm bảo về chất lượng và được nhiều người tin dùng là do các hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chí: Nguyên liệu đầu vào là ngô, khô đậu đậm đặc Liên Việt (hàng nhập khẩu); thức ăn phối trộn hợp vệ sinh, đảm bảo đủ chất cho sự phát triển của lợn, không chứa thuốc kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc; nguồn giống tự có; gia đình tự chăn nuôi; tự giết mổ và có cơ quan kiểm dịch trước khi xuất ra thị trường. Đặc biệt, các hộ chăn nuôi luôn thực hiện theo phương châm “chăn nuôi an toàn, phối trộn vệ sinh, tiêm phòng vắc xin đầy đủ là sự tồn tại bền vững.”

phat trien mo hinh chuoi san xuat va cung cap thit lon sinh hoc
Ông Nguyễn Hưng Thỉnh – Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ chăm sóc đàn lợn sinh học của gia đình. Ảnh Mai Quý

Từ một vài hộ nhỏ lẻ triển khai mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học Liên Việt, đến nay trên địa bàn xã Thọ Lộc đã có trên chục hộ triển khai mô hình này với quy mô chăn nuôi từ 50 – 200 con/hộ. Hiện tại sản phẩm thịt lợn từ mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học Liên Việt không chỉ cung ứng cho người dân địa phương mà còn có mặt tại nhiều đại lý trên địa bàn Hà Nội và nhiều bếp ăn tập thể.

Nhằm gắn chăn nuôi với giết mổ theo chuỗi khép kín, Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ đã đầu tư xây dựng một khu giết mổ với công suất 50 con/ngày để sơ chế thực phẩm và nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho các hộ trong chuỗi.

Nội quy của khu mổ lợn cũng hết sức nghiêm ngặt: Đảm bảo tốt vệ sinh Thú y; Kiểm vật dụng trước khi mổ; lợn được vệ sinh sạch sẽ trước khi mổ; cọ rửa sạch sẽ sau khi mổ; sát trùng bằng nước rửa của y tế; người mổ phải đủ sức khỏe, kỹ thuật nghề, đủ quần áo bảo hộ lao động; chấp hành đúng vệ sinh an toàn thực phẩm. Với việc đảm bảo nghiêm ngặt các quy định từ khâu sản xuất đến giết mổ, thịt lợn sinh học đã được chứng nhận là thực phẩm an toàn. Giá bán ra luôn cao hơn so với lợn chăn nuôi thông thường khoảng 10%.

Mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học Liên Việt tại xã Thọ Lộc được đánh giá là mô hình chăn nuôi có tiềm năng phát triển theo hướng nông nghiệp sạch và trở thành sản phẩm nông nghiệp sạch tạo nên thương hiệu riêng của huyện Phúc Thọ trong thời gian không xa.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Phùng Anh Tuấn, nhằm phát triển mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học Liên Việt, thời gian tới, huyện Phúc Thọ sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chuyển sang hình thức chăn nuôi bền vững để tạo ra nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để cung cấp cho thị trường.

Bên cạnh đó, huyện Phúc Thọ có chính sách quan tâm hỗ trợ người chăn nuôi về vốn vay ưu đãi, kiến thức, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm giảm chi phí đầu vào. Đặc biệt, huyện sẽ tiếp tục tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp sạch bằng cách liên hệ với các công ty, doanh nghiệp, bếp ăn tập thể trong và ngoài huyện để bao tiêu sản phẩm, từng bước hình thành chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm thịt lợn an toàn, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế, đảm bảo tính bền vững trong chăn nuôi.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia

Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia

Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Người Bí thư “xây” niềm tin từ nhân dân

Người Bí thư “xây” niềm tin từ nhân dân

Một ngày đầu năm 2025, có dịp ghé thăm Tổ dân phố số 10, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, điều đầu tiên đập vào mắt tôi là những con đường trong ngõ phong quang, sạch sẽ, hai bên treo cờ hoa rực rỡ. Khó có thể tưởng tượng rằng, chỉ một năm trước đây, nơi này còn là những con đường đầy "ổ gà", "ổ voi" và ngập nước mỗi khi trời mưa.
Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Với mỗi phóng viên, được ra Trường Sa tác nghiệp là niềm vinh dự, tự hào và hạnh phúc. Nhưng để niềm hạnh phúc đó được trọn vẹn, mỗi người đều phải vượt qua thử thách của biển cả và giới hạn của bản thân.
Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội

Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội

Là cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô đã không ngừng củng cố vai trò tiên phong trong công tác tuyên truyền, định hướng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Góp phần vì một Hà Nội bình yên

Góp phần vì một Hà Nội bình yên

Báo Lao động Thủ đô đã đi qua chặng đường 32 năm xây dựng, phát triển. Đội ngũ phóng viên luôn tự hào là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; không ngừng tự đổi mới cách làm nhằm tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của Báo. Trong đó góp phần tuyên truyền, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô.
Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Nhằm phát huy giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh di tích quanh hồ Gươm, góp phần tạo không gian sinh hoạt cộng đồng và đẩy mạnh phát triển du lịch, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa giao các đơn vị liên quan đẩy nhanh việc lập quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Gươm theo hướng xây dựng quảng trường - công viên đặc biệt. Thành phố cũng sẽ đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số

Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa phát động tới Mặt trận các cấp, các tổ chức thành viên và các tầng lớp nhân dân phong trào “Công dân số cùng Thủ đô vươn mình”, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của nhân dân tham gia quá trình chuyển đổi số của Thủ đô.
Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025

Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, Hà Nội sẽ triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế trên địa bàn Thành phố lĩnh vực kinh tế ngành.
Nông dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng

Nông dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng

Lễ ký kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn vừa diễn ra với sự tham gia của nhiều cơ quan, doanh nghiệp và hộ nông dân, mở ra cơ hội phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc thù, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân.
Huyện Thường Tín ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề

Huyện Thường Tín ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề

Huyện Thường Tín đang tập trung đẩy mạnh đầu tư xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn từ năm 2020 - 2025 và những năm tiếp theo. Đặc biệt, huyện ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề có nhu cầu bức thiết về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, hoặc những làng nghề có mức độ ô nhiễm cao, nhằm di dời các hộ sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.
Xem thêm
Phiên bản di động