Huyện Phúc Thọ hướng đến nền nông nghiệp sạch, bền vững
Quyết tâm vì một nền nông nghiệp sạch | |
Huyện Phúc Thọ: Đẩy mạnh triển khai cuộc vận động 3 sạch | |
Xây dựng nông nghiệp sạch, thị trường sạch |
Thời gian qua, đối với lĩnh vực nông nghiệp, huyện Phúc Thọ đã tập trung đẩy mạnh công tác tổ chức lại sản xuất. Sau khi hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa gắn với xây dựng nông thôn mới, Phúc Thọ đã phát triển sản xuất theo vùng, liên vùng; đồng thời triển khai hai đề án “Cơ giới hoá nông nghiệp” và “Thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới”... từ đó đã mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp của huyện.
|
Huyện đã chú trọng đưa một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất và từng bước mở rộng quy mô. Tiêu biểu như mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại các xã Võng Xuyên, Thọ Lộc, Hát Môn, Ngọc Tảo, Phụng Thượng...Đồng thời triển khai thành công mô hình khảo nghiệm các giống lúa tiến bộ kỹ thuật mới như: Giống lúa Sơn Lâm 1 và Sơn Lâm 2 tại các xã Hát Môn, Tích Giang và Ngọc Tảo; mô hình cánh đồng lúa cấy một giống gắn với tiêu thụ sản phẩm diện tích 20 ha tại Ngọc Tảo…
Bên cạnh đó, huyện Phúc Thọ đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Đến nay, trên địa bàn huyện đã áp dụng thành công mô hình trồng rau sạch, trồng hoa trong nhà màng, nhà lưới. Diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng nhà lưới cũng tăng đáng kể, từ 7,7 ha năm 2016, đến nay đã đạt trên 10.27 ha, góp phần tạo ra các sản phẩm rau quả an toàn, chất lượng với giá trị kinh tế cao cho thu nhập 600-800 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt mô hình trồng hoa ly ở xã Tam Thuấn cho thu lãi 2,8-3 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp 60 lần trồng lúa.
Huyện Phúc Thọ cũng đã xây dựng được các vùng chuyên canh tập trung, quy mô lớn đem lại giá trị kinh tế cao và khẳng định được thương hiệu trên thị trường như: Vùng trồng bưởi Phúc Thọ hơn 280ha ở các xã Vân Hà, Tam Thuấn, Thanh Đa, Vân Phúc, Hiệp Thuận, Liên Hiệp; vùng trồng táo đại 50ha ở các xã Thanh Đa, Tam Thuấn, Thượng Cốc; vùng trồng chuối tiêu hồng, chuối tây Thái Lan trên diện tích 20ha tại xã Vân Nam... Hình thành các vùng trải nghiệm du lịch nông thôn.
Đặc biệt, huyện đã nỗ lực hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện quy trình sản xuất nông sản sạch, an toàn áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp nhằm thực hiện việc truy suất nguồn gốc rõ ràng. Huyện đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng kĩ thuật mới như: mô hình sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ vụ xuân; mô hình ngâm nước đất trồng để xử lý sâu bệnh hại trong đất trồng rau, bón phân hữu cơ cải tạo đất; mô hình trồng rau thủy canh…
Nhằm nâng cao vị thế cho mặt hàng nông sản, huyện Phúc Thọ đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông sản như: Rau muống tiến vua Sen Chiểu, rau an toàn Thanh Đa, bưởi Phúc Thọ, rau Vân Phúc, chuối Vân Nam… Hiện có 2 sản phẩm Bưởi Phúc Thọ, Chuối Vân Nam và cà dầm tương, tương nếp Tam Hiệp đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu hàng hóa.
Ngoài ra, huyện còn thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện như: Công ty Vinacap sản xuất rau an toàn tại xã Cẩm Đình; Công ty Cổ phần Sản xuất và xuất nhập khẩu Việt Phúc sản xuất rau củ quả chất lượng cao trong nhà màng nhà lưới...
Trong phát triển kinh tế, để hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sạch và phát triển hiệu quả, bền vững, huyện Phúc Thọ xác định cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo Thông tư 19 của Bộ Nông nghiệp & PTNN. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng liên kết chuỗi để nâng cao giá trị và phát triển bền vững: cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển đổi theo hướng tích cực, giảm diện tích các vùng sản xuất lúa không hiệu quả sang trồng hoa màu và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đưa thêm các cây, con giống phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Kết quả cho thấy tại các vùng sản xuất rau tập trung; cây hoa và cây ăn quả cho giá trị hàng trăm triệu đồng mỗi năm (cao gấp từ 2 đến 20 lần so với trồng lúa truyền thống). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59