Huyện Phú Xuyên: Thu nhập từ làng nghề tăng cao
Vinh danh làng nghề cỏ tế truyền thống Phú Túc | |
LĐLĐ huyện Phú Xuyên khảo sát hoạt động Công đoàn Ngành y tế huyện | |
Phú Túc làm giàu từ nghề đan guột | |
Công đoàn GTVT Hà Nội: Trao nhà"Mái ấm công đoàn” |
Ông Trần Công Thành cho biết, toàn huyện Phú Xuyên đã có 7 xã được Thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là Đại Thắng, Nam Triều, Văn Nhân, Khai Thái, Vân Từ, Quang Trung, Văn Hoàng. Dự kiến, đến hết năm 2016, huyện sẽ có thêm 6 xã đạt chuẩn.
Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Trần Công Thành phát biểu tại cuộc họp giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Thành ủy. |
Chỉ đạo dồn điền đổi thửa của huyện đạt 105% so với kế hoạch Thành phố giao; sản xuất nông nghiệp có đổi mới về tư duy; công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch đã có chuyển biến; cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển biến theo hướng tích cực.
Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng, điện, đường, trường, hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, trạm y tế, nhà văn hóa và trụ sở làm việc tại huyện Phú Xuyên đã được chú trọng đầu tư cải tạo, nâng cấp. Công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, đời sống nông dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
Về hoạt động của các làng nghề trên địa bàn, theo Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết Phú Xuyên có nhiều làng nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra nhiều sản phẩm, mẫu mã đa dạng, mang đậm nét văn hóa riêng và đã tạo dựng được thị trường cả trong và ngoài nước. Đến nay, toàn huyện có 156/156 làng, cụm dân cư có nghề, trong đó 40 làng nghề đã được thành phố công nhận.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, các hộ, các làng nghề ngày càng phát triển giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Thu nhập bình quân của lao động làm nghề năm 2016 là 49 triệu đồng/năm (năm 2015 là 45 triệu đồng/năm).
Trong đó, việc đầu tư để phát triển du lịch làng nghề được phát huy, năm 2016 các làng nghề trong huyện đón hơn 200 đoàn khách du lịch trong và ngoài nước với tổng số gần 5.000 lượt người đến tham quan, tim hiểu di tích lịch sử, du lịch làng nghề như làng nghề Khảm Trai (xã Chuyên Mỹ), Giầy da (xã Phú Yên), cơ khí (xã Đại Thắng)…
Theo Phó Chủ tịch huyện, mục tiêu của trong thời gian tới là hình thành và kết nối được một số tuyến du lịch làng nghề, phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với du lịch, tham quan, mua sắm tại làng nghề để làm gia tăng giá trị của các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59