Huyện Chương Mỹ: "Bài toán" nước sạch vẫn còn rất nan giải
Thay thế chủ đầu tư nếu không đủ năng lực | |
BĐS nghỉ dưỡng – Điểm nhấn trên bản đồ thị trường BĐS 2018? |
Theo ông Nguyễn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, trên địa bàn hiện có 13 công trình cấp nước thì chỉ 4 công trình đang hoạt động, gồm: Hệ thống cấp nước thôn An Phú (thị trấn Chúc Sơn) cung cấp nước cho 115 hộ, song nhiều hạng mục đã xuống cấp; hệ thống tại thôn Thái Hòa (xã Hợp Đồng) cung cấp cho 70 hộ dân xóm Sào; hệ thống tại trường ĐH Lâm Nghiệp (thị trấn Xuân Mai) cấp 300 hộ CBCNV của trường; hệ thống liên xã Trung Hòa-Trường Yên dự kiến hoàn thành trong 2015 - 2016 nhưng vẫn đang được thi công xây dựng.
Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP kết luận buổi giám sát. |
Bên cạnh đó 6 công trình đang xây dựng dở dang thì trên địa bàn huyện có 3 hệ thống cấp nước bị hư hỏng, đã dừng hoạt động hoàn toàn, đó là tại thôn Đồng Ké (xã Trần Phú), thôn Thượng (xã Hồng Phong) và thôn Phương Hạnh, Tân Hội (xã Tân Tiến).
Đáng chú ý là, dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch huyện Chương Mỹ và khu vực lân cận sử dụng nguồn nước sạch Sông Đà nhằm cấp nước sinh hoạt cho 3 xã của Quốc Oai và 16 xã, 2 thị trấn của Chương Mỹ do Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai làm chủ đầu tư mặc dù đã được TP phê duyệt tháng 10/2013 nhưng đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện, lý do được đơn vị đầu tư đưa ra là chưa có mặt bằng sạch.
Theo khảo sát hơn 80 nghìn hộ dân trên địa bàn huyện mới chỉ có 17 nghìn hộ được sử dụng nước sạch hoặc có thể được đấu nối với đường ống cấp nước, chỉ bằng trên 20%. Hầu hết trạm nước sạch nông thôn tại huyện hoạt động không hiệu quả. Trong 32 xã, thị trấn, các dự án trên địa bàn mới phủ kín được 19 xã, thị trấn; quan trọng nhất là dự án của Công ty Xuân Mai theo tiến độ phải hoàn thành vào 2017 nhưng đến nay chưa triển khai được hạng mục nào.
Trong khi đó, việc thu hút nhà đầu tư vào đầu tư lĩnh vực nước sạch trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, nếu không quyết liệt, mục tiêu đến 2020 có 100% người dân Chương Mỹ nói riêng, TP nói chung được tiếp cận được nước sạch khó trở thành hiện thực.
Ông Nguyễn Ngọc Lâm kiến nghị TP có giải pháp chỉ đạo cụ thể hơn, nhất là giao cho các nhà đầu tư có năng lực vào đầu tư các dự án trạm cấp nước tại huyện hiện có nhưng đã xuống cấp, dừng hoạt động, để trước mắt cung cấp nước sạch cho Nhân dân các xã này.
"Bên cạnh đó, TP cũng cần có những ưu đãi đặc biệt để tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án ở những xã khó khăn, nhất là những xã vừa bị ngập lụt đợt vừa qua. Riêng với Công ty Xuân Mai, trong năm nay chúng tôi sẽ giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp những thủ tục thuộc thẩm quyền của huyện, nhưng phía doanh nghiệp cũng cần cam kết sẽ triển khai dự án trong năm 2019”, ông Lâm nói.
Đoàn khảo sát thực tế trạm cấp nước thôn Thái Hòa (xã Hợp Đồng). |
Kết luận buổi giám sát, ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP đề nghị các BQL của huyện, các xã và doanh nghiệp đang quản lý trạm cấp nước cần chú trọng làm tốt quy trình quản lý vận hành; Phòng Quản lý đô thị huyện tăng cường kiểm tra nội bộ doanh nghiệp, để chất lượng nước cho người dân đảm bảo an toàn.
Còn về những kiến nghị của huyện, ông Nguyễn Nguyên Quân cho rằng, Sở Xây dựng cần nghiên cứu rất kỹ khả năng trạm nào có thể phục hồi thì lập danh mục kêu gọi doanh nghiệp tiếp tục đầu tư.
Riêng với dự án của Công ty Xuân Mai, doanh nghiệp này phải rà soát lại toàn bộ quy trình thủ tục pháp lý, báo cáo Sở Xây dựng để hướng dẫn lại về thủ tục, phạm vi cấp nước. Sau đó, nếu Sở có ý kiến dự án vẫn tiếp tục được triển khai thì doanh nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ; sau điều chỉnh dự án cần lập kế hoạch phương án thi công ngay, dưới sự kiểm soát của huyện, các ngành.
“Nếu doanh nghiệp vẫn chậm tiến độ thì sau đợt giám sát này chúng tôi sẽ kiến nghị TP thay đổi nhà đầu tư dự án. Cấp nước sạch là một chủ trương rất lớn của TP, nên doanh nghiệp đã cam kết rồi thì phải quyết tâm thực hiện”, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13