Huy động mọi nguồn lực để khai thác tốt nhất lợi thế
LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Nhiều nét mới trong hoạt động công đoàn | |
Không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân | |
Phát triển làng nghề gắn với du lịch | |
Huyện Phú Xuyên: Thu nhập từ làng nghề tăng cao |
Cùng dự có các đồng chí: Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Nguyễn Thị Tuyến.
Báo cáo với Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Văn Thọ cho biết, năm 2016, tổng giá trị sản xuất của huyện ước đạt 9.403,3 tỷ đồng, đạt 101,8% kế hoạch. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đạt 1.961,43 tỷ đồng; giá trị ngành công nghiệp - xây dựng đạt 5.245,42 tỷ đồng; ngành thương mại - dịch vụ đạt 2.196,45 tỷ đồng. Thu ngân sách ước thực hiện cả năm đạt 154,486 tỷ đồng, bằng 120% dự toán và tăng 10,8% so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 29 triệu đồng.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải thăm cơ sở sản xuất và trưng bày sản phẩm khảm trai của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đình Hải tại xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên. |
Phú Xuyên là huyện cửa ngõ phía Nam Thủ đô Hà Nội, có diện tích 171 km2, dân số trên 20 vạn người, có 26 xã, 2 thị trấn, với 156/156 làng có nghề, trong đó 40 làng nghề cấp Thành phố. Một số nghề tiêu biểu, đặc trưng như khảm trai tại Chuyên Mỹ, nặn tò he Xuân La, Phượng Dực, may comlê Vân Từ, đan cỏ tế Phú Túc… Huyện được quy hoạch là đô thị vệ tinh, khu vực mới về phát triển đô thị, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao và dịch vụ… Hiện nay, trên địa bàn đang triển khai Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội và quy hoạch 12 điểm công nghiệp làng nghề.
Về sản xuất nông nghiệp, Phú Xuyên đã hình thành một số vùng sản xuất quy mô như: trồng lúa chất lượng cao tại các xã Hồng Minh, Văn Hoàng, Châu Can; chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại Hồng Thái, Quang Lãng, Châu Can, Phúc Tiến, Tân Dân; nuôi trồng thủy sản tại Chuyên Mỹ, Tri Trung, Hoàng Long; trồng măng tây xanh tại xã Hồng Thái; rau cần tại Khai Thái; làm giá thể mạ khay máy cấy và giá thể trồng rau sạch tại xã Đại Thắng…
Tại buổi làm việc, Huyện uỷ Phú Xuyên đã kiến nghị với Thành phố khoảng 20 nội dung, trong đó có những kiến nghị đáng chú ý như: Đẩy nhanh tiến độ lập và quy hoạch phân khu S1, S2, S3 đô thị vệ tinh Phú Xuyên và Quy hoạch chi tiết 1/500 cho 2 thị trấn Phú Xuyên, Phú Minh và khu trung tâm hành chính huyện; Hỗ trợ kinh phí để triển khai các dự án vùng rau an toàn tại xã Quang Lãng, Minh Tân, Tri Thủy (250 ha), vùng nuôi trồng thủy sản tại xã Chuyên Mỹ (310 ha); sớm phê duyệt và lựa chọn nhà đầu tư triển khai xây dựng 2 cụm công nghiệp làng nghề; đưa vào danh mục đầu tư năm 2017 dự án giết mổ gia súc tập trung tại xã Quang Lãng, Tri Thủy; tháo gỡ khó khăn, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội.
Huyện cũng kiến nghị thành phố nhiều nội dung về phát triển hạ tầng giao thông như: Hướng dẫn, tạo điều kiện để triển khai tuyến đường phía Đông, dài 9,7km, rộng 12m; bố trí vốn triển khai năm 2017 dự án xây dựng cầu Phú Tiên; nâng cấp tuyến đường 428B và đường 428 từ Cầu Giẽ đi Ứng Hòa và đường 429 từ Tía đi Phú Túc - Quán Tròn; dự án cải tạo các cầu yếu trên địa bàn, cải tạo đường giao thông 2 bên sông Nhuệ…
Giải đáp một số kiến nghị của huyện Phú Xuyên, đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, dự án xây dựng cầu Phú Tiên đã được phê duyệt vào tháng 9/2016, với tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng, trong đó 36 tỷ đồng từ nguồn qũy bảo trì đường bộ. Dự kiến, năm 2017 sẽ khởi công và năm 2018 hoàn thành, khi đó toàn bộ khu vực Hà Nam kết nối với Hà Nội sẽ đều đi qua cầu này.
Về dự án đường gom phía Đông huyện Phú Xuyên, đây là dự án vô cùng quan trọng đối với Phú Xuyên và Thường Tín, bởi khi triển khai đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã chia cắt giao thông của 2 huyện, các phương tiện đi lại phải qua cầu chui nhỏ, hẹp và hạn chế chiều cao. Dự án này có chiều dài 21km, rộng 12km, đoạn đi qua huyện Phú Xuyên hơn 9km, rất cần được quan tâm đầu tư để thúc đẩy hoạt động các khu công nghiệp, làng nghề từ Thường Tín đến Phú Xuyên. Vì vậy, trong quá trình triển khai dự án đường gom Pháp Vân - Cầu Giẽ của Bộ Giao thông Vận tải nên triển khai đồng thời với dự án đường trục phía Đông này.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ, Phú Xuyên có tiềm năng về sản xuất lúa chất lượng cao, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia cầm, nhất là trên địa bàn có Trung tâm Nghiên cứu giống gia cầm Đại Xuyên, với công suất 50 triệu con giống/năm. Tuy nhiên, Phú Xuyên cũng gặp khó khăn chung về nước tưới do ở cuối nguồn, nước sông Nhuệ ô nhiễm nặng. Cùng với đó là hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, rau an toàn đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Để phát huy tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, ông Chu Phú Mỹ cho rằng Phú Xuyên cần tiếp tục quan tâm mở rộng vùng chuyên canh, tập trung vào sản xuất lúa chất lượng cao, rau an toàn các xã phía Đông và vùng nuôi trồng thủy sản tại xã Chuyên Mỹ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nhất là cơ giới hóa trong sản xuất; có chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, nhất là tại các xã làng nghề.
Là người phụ trách huyện Phú Xuyên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến chia sẻ, mặc dù thời gian qua tình hình kinh tế xã hội của huyện đã có chuyển biến tích cực song vẫn còn nhiều khó khăn nhất là hạ tầng, giao thông, môi trường. Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP kiến nghị thời gian tới, TP cần tạo điều kiện thuận lợi để giúp huyện Phú Xuyên đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp phía nam. Bên cạnh đó, cần có những phương án huy động vốn linh hoạt để xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo đường ven đê sông Nhuệ. Đồng thời xây dựng đề án phát triển du lịch làng nghề để khai thác tối đa thế mạnh của địa phương.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu đề nghị phải đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch phân khu cho huyện, từ 3 - 6 tháng phải hoàn thành để tạo điều kiện cho huyện thu hút đầu tư, phát triển. Về cân đối ngân sách, Phó Chủ tịch cho rằng cần thiết phải điều chỉnh tỷ lệ điều tiết cho các huyện khó khăn. Phú Xuyên là địa phương có lợi thế vùng đất bãi sông Hồng, cần phải mạnh dạn khai thác, phát huy hiệu quả, có thể tham khảo một số mô hình thành công tại Đan Phượng.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải kết luận buổi làm việc. |
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải ghi nhận và đánh giá cao những kết quả của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phú Xuyên đã đạt được trong năm qua. Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy cũng cho rằng sự phát triển của Phú Xuyên còn chưa tương xứng với vị trí, thế mạnh của huyện cửa ngõ phía Nam; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm trên 50% nhưng thu ngân sách chưa tương xứng… đòi hỏi huyện phải nhận diện, đề ra những giải pháp căn cơ, nỗ lực và cố gắng nhiều hơn để huyện phát triển mạnh hơn nữa.
Thời gian tới, Bí thư Thành ủy yêu cầu Phú Xuyên tập trung công tác xây dựng Đảng và công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển đội ngũ cán bộ từ cấp cơ sở đến huyện. Triển khai tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và XII gắn với kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, tạo động lực để phát triển.
Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu Phú Xuyên tiếp tục thực hiện tốt cải cách hành chính, coi công tác này là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Bí thư Thành ủy cho biết: năm 2017, Thành phố xác định chủ đề công tác là năm kỷ cương hành chính, nhằm tiếp tục nâng cao ý thức, tác phong, trách nhiệm phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Cùng với đó, Thành phố sẽ triển khai nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đến cấp xã, đòi hỏi đội ngũ cán bộ của Phú Xuyên phải chủ động học hỏi, trau dồi kỹ năng để sử dụng thành thạo CNTT, đồng thời hướng dẫn tổ chức, công dân thực hiện.
Nhấn mạnh về tinh thần đổi mới, sáng tạo và ý chí quyết tâm trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, Bí thư Thành uỷ Hoàng Trung Hải cho rằng, Phú Xuyên cần có giải pháp mở rộng các vùng chuyên canh, tăng cường các kết nối với thị trường, thu hút đầu tư của doanh nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tiến tới xuất khẩu. Theo Bí thư Thành uỷ, Sở Công thương phải bám chặt cơ sở, nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh của từng vùng chuyên canh, từng làng nghề để kịp thời hỗ trợ, nhất là tiêu thụ sản phẩm.
Tái cơ cấu kinh tế phải đi vào thực chất, tháo gỡ được những vướng mắc cụ thể. Các chủ doanh nghiệp cho rằng họ có thị trường, có sản phẩm, chỉ thiếu đất để mở rộng sản xuất, nên cấp uỷ, chính quyền, sở, ban, ngành phải xúm vào tháo gỡ khó khăn về thủ tục, giúp doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất. Huyện cần bám sát từng mục tiêu, chỉ tiêu, tập trung lực lượng giải quyết những vướng mắc, thúc đẩy những dự án quan trọng trên địa bàn như Trung tâm Logistic là một ví dụ. Nhấn mạnh ý nghĩa phát triển đô thị vệ tinh Phú Xuyên, Bí thư Thành uỷ yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo thực hiện theo cách đã thực hiện với đô thị vệ tinh Hoà Lạc, Sóc Sơn hay trục Nhật Tân-Nội Bài, tìm kiếm một nhà đầu tư lớn vào đầu tư.
Đồng chí Bí thư Thành ủy cũng cho rằng, nhu cầu đầu tư của cả Thành phố nói chung và huyện Phú Xuyên trong thời gian tới là rất lớn, trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách hạn chế, chưa đáp ứng được thì phải đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nhiều nguồn lực từ xã hội. Chính vì thế, huyện và các sở, ngành phải nỗ lực, xem xét và giải quyết những kiến nghị, đề xuất đầu tư của doanh nghiệp.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải giao Ban Cán sự UBND thành phố xem xét, giải quyết 16 kiến nghị trong báo cáo của huyện và những kiến nghị được nêu trực tiếp tại cuộc làm việc. Đề cập đến nguồn lực đầu tư phát triển, đồng chí Hoàng Trung Hải cho biết, nguồn vốn ngân sách thường chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu vốn đầu tư phát triển, đòi hỏi các cấp, các ngành phải linh hoạt, sáng tạo, thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội hoá. Phú Xuyên cũng phải chủ động hơn trong việc này.
Trước đó, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại đền thờ cụ Trương Công Thành, Tổ nghề khảm trai nghìn năm tuổi tại thôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ; thăm cơ sở sản xuất và trưng bày sản phẩm khảm trai của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đình Hải.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20