Phát triển làng nghề gắn với du lịch
Chàng trai trẻ góp phần làm hưng thịnh làng nghề truyền thống | |
Tạo điều kiện cho làng nghề thu hút lao động |
Phú Xuyên có nhiều làng nghề được hình thành từ rất lâu đời và cách đây hàng vài trăm năm như: Đan cỏ tế ở xã Phú Túc, khảm trai Chuyên Mỹ có từ thế kỷ XI; nặn tò he ở Xuân La, xã Phượng Dực có cách đây 300 năm… Ngoài ra, còn có các làng nghề tiêu biểu khác như: May comple ở Vân Từ, đóng giầy da ở Phú Yên, đồ gỗ cao cấp ở Tân Dân, cơ khí kim khí ở xã Đại Thắng, dệt lưới ở xã Quang Trung.
Các làng nghề tạo ra nhiều sản phẩm, mẫu mã đa dạng, mang đậm nét văn hóa riêng của mỗi làng nghề và đã tạo dựng được thị trường rộng lớn ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và hầu hết các tỉnh, thành trong nước. Một số sản phẩm mây giang đan được xuất khẩu sang các nước Mỹ, Nga, Ba Lan, Nhật Bản, Trung Quốc…; sơn mài, khảm trai được xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ba Lan…; dệt lưới chã xuất khẩu sang thị trường Campuchia.
Làng nghề đan cỏ tế ở xã Phú Túc đã tồn tại hàng trăm năm nay |
Phát huy thế mạnh là huyện có nhiều làng nghề, Phú Xuyên đã quảng bá, giới thiệu được sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, phát triển bền vững. Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện khóa XXIII, Huyện ủy đã ban hành Chương trình số 09-CTr/HU về xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống huyện giai đoạn 2011 – 2015; nhiệm kỳ 2015 – 2020, Huyện ủy tiếp tục ban hành Chương trình số 05-CTr/HU về phát triển làng nghề gắn với du lịch. Từ năm 2011, huyện chọn ngày 26/10 hằng năm là ngày vinh danh làng nghề truyền thống huyện.
Trong những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề và đạt được nhiều kết quả quan trọng; quảng bá được hình ảnh làng nghề của huyện. Đồng thời giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế theo hướng CNH – HĐH nông thôn. Toàn huyện hiện có hơn 350 doanh nghiệp; 6 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nhiệp; 8 tổ chức, quỹ tín dụng; 3 hiệp hội, hội sản xuất, kinh doanh liên quan về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, các hộ, các làng nghề ngày càng phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Thu nhập bình quân của lao động làng nghề năm 2016 là 49 triệu đồng/năm.
Đến nay, toàn huyện Phú Xuyên có 156/156 làng, cụm dân cư có nghề, trong đó 40 làng nghề được Thành phố công nhận. Số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2016 có 23.547 hộ. Số lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2016 có 39.439 lao động. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề năm 2016 ước đạt hơn 3.850 tỉ đồng, tăng 7,3% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 66,1% tổng giá trị sản xuất; tạo ra giá trị gia tăng 983 tỉ đồng… |
Năm 2016, công tác đầu tư phát triển du lịch làng nghề trong huyện tiếp tục được quan tâm triển khai. Trên địa bàn huyện đã thu hút hơn 200 đoàn khách trong nước và nước ngoài với tổng số gần 5.000 lượt người đến thăm quan, tìm hiểu di tích lịch sử, du lịch làng nghề. UBND huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể Thao, Sở Du lịch chỉ đạo thị trấn Phú Xuyên, Hồng Minh, Đại thắng, Thụy Phú, Đại Xuyên tu bổ, tôn tạo một số hạng mục công trình di tích lịch sử trên địa bàn với tổng kinh phí hơn 10 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, huyện, xã và xã hội hóa.
Trên địa bàn huyện hiện có 1 khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội đang triển khai với diện tích 71ha, năm 2015 có 2 cụm công nghiệp xã Phú Túc và cụm công nghiệp xã Đại Thắng được UBND TP quyết định thành lập. Thông qua việc xây dựng quy hoạch nông thôn mới, có 1 xã bố trí quỹ đất với diện tích trên 200ha để quy hoạch 19 cụm công nghiệp làng nghề…
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 về phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Huyện ủy tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy Đảng quán triệt tới cán bộ, đảng viên và nhân dân chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, định hướng phát triển nghề, làng nghề. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền địa phương với công tác đào tạo nghề. Hàng năm, huyện giao chỉ tiêu đào tạo nghề và coi đây là chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho các xã, thị trấn thực hiện. Thường xuyên tổ chức tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung trên nhiều kênh thông tin với nhiều cách làm mới để cán bộ, đảng viên, người dân nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển làng nghề.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09