Hồn quê giữa lòng Hà Nội
Là một loại hình kiến trúc rất phong phú, đa dạng về kiểu dáng và chất liệu, cổng làng ngoài giá trị về lịch sử văn hóa, còn thể hiện được hồn quê, cốt cách của mỗi làng xã Việt Nam. Tác phẩm kiến trúc cổ này còn là minh chứng cho dấu ấn lịch sử, văn hoá, biểu hiện cho quyền uy, niềm tự hào của làng xã. Những chiếc cổng làng cổ kính trải qua thăng trầm lịch sử vẫn đang lưu giữ những giá trị văn hoá đặc sắc trong kho tàng văn hoá dân tộc. Theo quy ước xưa, làng được thiết kế có hai cổng. "Cổng tiền" để đón niềm vui về làng, "cổng hậu" để đưa những điều không tốt đẹp ra ngoài làng.
Hà Nội hiện vẫn còn nhiều cổng làng có giá trị. Điển hình là cổng làng Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội vẫn lưu giữ dấu tích của một ngôi làng cổ gắn với hình ảnh với cây đa - biểu tượng chung của làng quê miền Bắc Việt Nam.
Cổng làng đường Lâm
Trải qua hàng chục, hàng trăm năm, giữa sự đổi thay của Hà Nội, những cổng làng trên phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn trầm mặc ở đó. Ngày ngày, vẫn có những cụ già ra cổng làng hóng mát, chỉ để ngắm cái chứng tích của một thời xưa cũ. Đối với nhiều người, đó là cả một niềm hạnh phúc khi còn được tận hưởng những nét bình dị làng quê tưởng chừng đã biến mất giữa phố thị sầm uất.
Chạy dài theo tuyến phố Thụy Khuê có đến gần chục cổng làng cổ kính, nằm xen giữa những cửa hàng sang trọng, hiện đại. Điều này tạo cho phố Thụy Khuê một không gian làng xã ấm cúng, một nét đẹp rất riêng mà không con phố nào khác ở Hà Nội có được.
Cổng làng Yên Thái, số 562 Thụy Khuê. Làng Yên Thái vốn nổi tiếng với nghề làm giấy dó. Nhiều người trong chúng ta chắc hẳn vẫn còn nhớ những câu thơ: “Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”. Cổng làng Yên Thái được treo 4 chữ vàng "Mỹ Tục Khả Phong" do triều đình Tự Đức năm thứ 19 (1867) ban. Người dân nơi đây gìn giữ cổng làng như một nét văn hóa.
Có nhà nghiên cứu từng nói rằng, Hà Nội là một cái “làng” lớn, được tạo thành bởi nhiều làng nhỏ. Trong 36 phố phường thì mỗi phố cũng là biểu trưng của một ngành nghề thủ công do người tứ chiếng đem đến tụ họp.
Nhiều cổng làng được tu bổ lại nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính qua kiến trúc đặc trưng, thể hiện nét văn hóa riêng. Trải qua bao đời, cổng làng trở thành hình ảnh thiêng liêng về quê hương, xứ sở, gắn liền với cây đa, giếng nước, với ngôi chùa, đình làng. Và cổng làng đã trở thành một phần hồn quê, tạo nên sức sống và bản lĩnh của làng. Ông cha ta thường nói, con người sinh ra có cội có nguồn, và dù ở đâu, mỗi cánh cổng, mỗi căn nhà hay mỗi ngôi làng là nơi cất giữ cho người ta cả một miền ký ức.
Phạm Vũ An Phúc
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02