Học sinh nghèo được hỗ trợ thế nào?
Hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên nghèo |
Về vấn đề này, đại diện Sở GD - ĐT Hà Nội thông tin như sau: Từ năm học 2017-2018, mức thu học phí dự kiến đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập là 110 nghìn đồng/học sinh (HS)/tháng (với khu vực thành thị), tăng 30 nghìn đồng so với mức thu hiện tại; 55 nghìn đồng/HS/tháng (nông thôn), tăng 15 nghìn đồng; 14 nghìn đồng/HS/tháng (miền núi), tăng 4 nghìn đồng. Nguyên nhân dẫn đến việc đề xuất tăng mức học phí xuất phát từ hai yếu tố:
Thứ nhất, căn cứ Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì từ năm học 2016 - 2017 trở đi, học phí được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng bình quân hằng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo. Thứ hai, căn cứ Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội về mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông công lập cũng quy định mức thu học phí đối với chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non, phổ thông công lập năm học 2017-2018 và các năm tiếp theo, với nguyên tắc học phí hằng năm sẽ được điều chỉnh tăng dần trong khung quy định, đến năm học 2020-2021 mức thu học phí sẽ bằng mức cao nhất trong khung quy định của Nghị định 86/2015/NĐ-CP.
Học sinh nghèo sẽ không bị ảnh hưởng đến việc tăng học phí. Ảnh minh họa |
Đối với Thủ đô, nếu căn cứ vào hai yếu tố trên thì mức thu học phí hiện tại còn thấp trong khung học phí quy định. Trong khi, các nhà trường phải sử dụng 40% tổng số thu học phí để chi thực hiện cải cách tiền lương, phần kinh phí còn lại (60% nguồn thu học phí) để chi cho các hoạt động hỗ trợ dạy - học rất hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết 29/NQ-TƯ ngày 4-11-2013. Do đó, mức học phí dự kiến năm học 2017 - 2018 tăng khoảng 40% so với năm học 2016 - 2017 và nằm trong khung quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, việc tăng hay không tăng sẽ do HĐNDTP quyết định, sau khi UBNDTP trình HĐND tại kỳ họp sẽ diễn ra vào tháng 7 tới.
Liên quan đến nội dung tăng học phí sẽ ảnh hưởng đến các con em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đại diện Sở GD- ĐT cho hay, hiện toàn thành phố có 47 nghìn học sinh (HS) thuộc diện chính sách, HS tàn tật, HS thuộc diện hộ nghèo. Bởi vậy, chủ trương nhất quán của Thành phố bên cạnh việc dự kiến tăng học phí thì vẫn thực hiện nhiều giải pháp để bảo đảm an sinh xã hội, không để bất cứ HS nào vì gia đình nghèo khó, mà không có tiền đóng học phí.
Hiện tại, HS diện chính sách được hưởng chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định. Cụ thể, đang có khoảng 32 nghìn HS thuộc diện chính sách được miễn học phí, 15 nghìn HS thuộc diện được giảm học phí. Năm học 2017-2018, tổng kinh phí thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho HS ước tính khoảng gần 22 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng so với năm học 2016-2017.
“Do đó, việc tăng phí không ảnh hưởng đến học sinh nghèo”- đại diện Sở GD- ĐT cho biết.
Liên quan đến nội dung tăng học phí sẽ ảnh hưởng đến các con em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đại diện Sở GD- ĐT cho hay, hiện toàn thành phố có 47 nghìn học sinh (HS) thuộc diện chính sách, HS tàn tật, HS thuộc diện hộ nghèo. Bởi vậy, chủ trương nhất quán của Thành phố bên cạnh việc dự kiến tăng học phí thì vẫn thực hiện nhiều giải pháp để bảo đảm an sinh xã hội, không để bất cứ HS nào vì gia đình nghèo khó, mà không có tiền đóng học phí. Hiện tại, HS diện chính sách được hưởng chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định. Cụ thể, đang có khoảng 32 nghìn HS thuộc diện chính sách được miễn học phí, 15 nghìn HS thuộc diện được giảm học phí. Năm học 2017-2018, tổng kinh phí thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho HS ước tính khoảng gần 22 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng so với năm học 2016-2017. |
T.H
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46