Quanh đề xuất tăng học phí tại các trường công lập của Thành phố:

Học sinh nghèo được hỗ trợ thế nào?

15:03 | 12/05/2017
Những ngày gần đây, dự luận nhân dân đặc biệt quan tâm đến thông tin Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội (GD - ĐT) đề xuất tăng mức học phí của các trường mầm non, phổ thông công lập từ năm học 2017 - 2018. Vậy việc tăng này sẽ ảnh hưởng ra sao đến các nhóm đối tượng nghèo và Thành phố sẽ có cơ chế gì để học sinh nghèo không bị ảnh hưởng đến việc tăng học phí?
hoc sinh ngheo duoc ho tro the nao Hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên nghèo

Về vấn đề này, đại diện Sở GD - ĐT Hà Nội thông tin như sau: Từ năm học 2017-2018, mức thu học phí dự kiến đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập là 110 nghìn đồng/học sinh (HS)/tháng (với khu vực thành thị), tăng 30 nghìn đồng so với mức thu hiện tại; 55 nghìn đồng/HS/tháng (nông thôn), tăng 15 nghìn đồng; 14 nghìn đồng/HS/tháng (miền núi), tăng 4 nghìn đồng. Nguyên nhân dẫn đến việc đề xuất tăng mức học phí xuất phát từ hai yếu tố:

Thứ nhất, căn cứ Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì từ năm học 2016 - 2017 trở đi, học phí được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng bình quân hằng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo. Thứ hai, căn cứ Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội về mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông công lập cũng quy định mức thu học phí đối với chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non, phổ thông công lập năm học 2017-2018 và các năm tiếp theo, với nguyên tắc học phí hằng năm sẽ được điều chỉnh tăng dần trong khung quy định, đến năm học 2020-2021 mức thu học phí sẽ bằng mức cao nhất trong khung quy định của Nghị định 86/2015/NĐ-CP.

hoc sinh ngheo duoc ho tro the nao
Học sinh nghèo sẽ không bị ảnh hưởng đến việc tăng học phí. Ảnh minh họa

Đối với Thủ đô, nếu căn cứ vào hai yếu tố trên thì mức thu học phí hiện tại còn thấp trong khung học phí quy định. Trong khi, các nhà trường phải sử dụng 40% tổng số thu học phí để chi thực hiện cải cách tiền lương, phần kinh phí còn lại (60% nguồn thu học phí) để chi cho các hoạt động hỗ trợ dạy - học rất hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết 29/NQ-TƯ ngày 4-11-2013. Do đó, mức học phí dự kiến năm học 2017 - 2018 tăng khoảng 40% so với năm học 2016 - 2017 và nằm trong khung quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, việc tăng hay không tăng sẽ do HĐNDTP quyết định, sau khi UBNDTP trình HĐND tại kỳ họp sẽ diễn ra vào tháng 7 tới.

Liên quan đến nội dung tăng học phí sẽ ảnh hưởng đến các con em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đại diện Sở GD- ĐT cho hay, hiện toàn thành phố có 47 nghìn học sinh (HS) thuộc diện chính sách, HS tàn tật, HS thuộc diện hộ nghèo. Bởi vậy, chủ trương nhất quán của Thành phố bên cạnh việc dự kiến tăng học phí thì vẫn thực hiện nhiều giải pháp để bảo đảm an sinh xã hội, không để bất cứ HS nào vì gia đình nghèo khó, mà không có tiền đóng học phí.

Hiện tại, HS diện chính sách được hưởng chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định. Cụ thể, đang có khoảng 32 nghìn HS thuộc diện chính sách được miễn học phí, 15 nghìn HS thuộc diện được giảm học phí. Năm học 2017-2018, tổng kinh phí thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho HS ước tính khoảng gần 22 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng so với năm học 2016-2017.

“Do đó, việc tăng phí không ảnh hưởng đến học sinh nghèo”- đại diện Sở GD- ĐT cho biết.

Liên quan đến nội dung tăng học phí sẽ ảnh hưởng đến các con em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đại diện Sở GD- ĐT cho hay, hiện toàn thành phố có 47 nghìn học sinh (HS) thuộc diện chính sách, HS tàn tật, HS thuộc diện hộ nghèo. Bởi vậy, chủ trương nhất quán của Thành phố bên cạnh việc dự kiến tăng học phí thì vẫn thực hiện nhiều giải pháp để bảo đảm an sinh xã hội, không để bất cứ HS nào vì gia đình nghèo khó, mà không có tiền đóng học phí.

Hiện tại, HS diện chính sách được hưởng chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định. Cụ thể, đang có khoảng 32 nghìn HS thuộc diện chính sách được miễn học phí, 15 nghìn HS thuộc diện được giảm học phí. Năm học 2017-2018, tổng kinh phí thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho HS ước tính khoảng gần 22 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng so với năm học 2016-2017.

T.H

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này