Hoạt động thu mua phế liệu còn thả nổi
Cháy vựa phế liệu, sơ tán hàng chục trẻ mầm non | |
Cháy kho phế liệu trong đêm, dân cư khiếp sợ | |
Quảng Trị: Phế liệu là... bom |
Tự do thu mua mọi phế liệu
Không phải đến khi vụ nổ kinh hoàng do những người thu mua phế liệu tại KĐT Văn Phú - quận Hà Đông gây ra, người dân mới biết đến sự nguy hiểm rình rập quanh các điểm mua bán phế liệu. Trước đó, đã có rất nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra và nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thiếu hiểu biết của người dân, chủ cơ sở trong quá trình thu mua, khi họ sử dụng các dụng cụ thô sơ, tự chế để cưa, cắt bom, mìn hay các vật liệu dễ cháy nổ chỉ với mục đích lấy sắt vụn, bán kiếm tiền.
Cơ sở thu mua phế liệu ngang nhiên lấn chiếm cả vỉa hè. |
Nguy hiểm là vậy, nhưng tại Hà Nội, hiện vẫn tồn tại rất nhiều điểm, khu buôn bán phế liệu “chui” tại các khu dân cư đông đúc như: Phạm Văn Đồng, La Thành, Khương Đình…thậm chí ngay tại các khu đô thị khang trang, xen lẫn những căn nhà mới xây dựng xong phần thô, nhiều điểm thu mua phế liệu cũng len lỏi mọc lên, mà hầu như không có sự quản lý hay giám sát nào từ phía chính quyền. Cứ thế, hằng ngày, một lượng lớn đồ phế liệu được tập kết đổ về những điểm thu mua này, bất chấp sự cảnh báo về vấn đề vi phạm phòng, chống cháy nổ (PCCN).
Tại một số điểm thu mua sắt vụn, phế liệu trên đường Trần Cung, phường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội, khi người viết đến tìm hiểu thì được biết, các cơ sở này hầu hết không có bảng hay quy định về PCCN. Các hoạt động thu mua, xử lý diễn ra công khai ngay tại lề đường. Quan sát tại những cơ sở này, chúng tôi thấy ngoài các vật liệu dễ cháy như: Giấy báo cũ, sắt vụn, còn có những bình gas cũ, bình ôxy… Khi được hỏi về việc mở điểm thu mua này có phải xin phép, hay thường xuyên có đoàn kiểm tra, tập huấn công tác PCCN đến kiểm tra, tập huấn hay không?, anh Hùng - chủ cơ sở thu mua phế liệu trên đường Cổ Nhuế - cho biết: “Chúng tôi tự tìm điểm thuê nhà, thuê mặt bằng để thu mua phế liệu. Từ ngày mở đến giờ cũng không có cơ quan quản lý nào đến tuyên truyền về công tác PCCN, chỉ thỉnh thoảng có người ở phường đến nhắc nhở cơ sở không được thu mua các đồ ăn cắp, ăn trộm. Còn chuyện thu mua bom, mìn hay PCCN thì không thấy ai nhắc nhở cả”.
Không chỉ có các chủ cơ sở khẳng định về việc cơ quan chức năng thiếu sự quản lý, giám sát về vấn đề PCCN, thu mua bom, mìn…mà ngay cả những người dân sống gần các khu vực có điểm thu mua phế liệu cũng cho biết, cũng chưa hề thấy cơ quan chức năng hay cảnh sát PCCN đến những điểm này để phổ biến các biện pháp PCCN, hay cấm thu mua các vật liệu dễ cháy nổ. Bà Lê Hòa (Khương Đình, Thanh Xuân, HN) cho biết, sau khi vụ nổ xảy ra ở Hà Đông mới thấy tính mạng mình và gia đình thực sự bị đe dọa, khi phải sống quanh các khu vực có nhiều điểm thu mua phế liệu. Nguy hiểm hơn bởi hầu hết những điểm thu mua này, không cơ sở nào được kiểm tra hoặc dán các biển, bảng, nội quy cảnh báo như: PCCC, cấm thu mua bom, mìn, bình gas, vật dễ cháy nổ. Hoặc nếu thu mua thì các điểm này phải đảm bảo các biện pháp về PCCN, thậm chí, khi mua được bom, mìn thì phải nộp lại cho cơ quan chức năng, nếu không khi phát hiện sẽ phải chịu xử lý trước pháp luật.
Tăng cường kiểm tra, xử lý
Theo quy định, các cơ sở thu mua phế liệu muốn hoạt động, mua bán cần phải có sự cấp phép của chính quyền địa phương. Thế nhưng, trên địa bàn thành phố vẫn xuất hiện rất nhiều các điểm thu mua phế liệu nhỏ lẻ, không có sự kiểm soát, đây là những cơ sở hoạt động “chui” và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng đến tính mạng của người dân quanh khu vực.
Cơ sở thu mua phế liệu ngang nhiên lấn chiếm cả vỉa hè. |
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, luật sự Đào Đăng Sơn (Văn phòng luật Đăng Sơn) cho rằng, với các cơ sở kinh doanh, thu mua phế liệu, trước khi hoạt động cần phải đáp ứng được những yêu cầu bắt buộc như: Giấy phép kinh doanh, cam kết bảo vệ môi trường, hệ thống PCCN… Thế nhưng, hiện hầu hết các cơ sở thu mua phế liệu không đủ điều kiện hoạt động vẫn hoạt động “chui” một cách tràn lan. Việc để xảy ra vấn đề tràn lan điểm thu mua phế liệu trong các khu dân cư, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền địa phương, nhưng cụ thể trách nhiệm đó đến đâu, như thế nào lại rất khó xác định.
Theo quy định, các cơ sở thu mua phế liệu muốn hoạt động, mua bán cần phải có sự cấp phép của chính quyền địa phương. Thế nhưng, trên địa bàn thành phố vẫn xuất hiện rất nhiều các điểm thu mua phế liệu nhỏ lẻ, không có sự kiểm soát, đây là những cơ sở hoạt động “chui” và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng đến tính mạng của người dân quanh khu vực. |
Cùng chung quan điểm với luật sư Đăng Sơn, ông Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội - cũng cho rằng, phường, xã là nơi gần gũi và sát sao nhất với các hoạt động kinh doanh của cơ sở thu mua phế liệu, do đó, trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về chính quyền địa phương, khi họ buông lỏng quản lý, không nhắm rõ các cơ sở, địa điểm thu mua. Sau đó là đến lực lượng cảnh sát PCCC, khi họ không thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ sở xem họ thực hiện công tác PCCN có đảm bảo đúng quy định hay chưa. Tiếp đến là do sự thiếu ý thức của từng người dân, từng cơ sở thu mua đồ phế liệu khi họ không đảm bảo các điều kiện an toàn khiến dẫn đến hậu quả nghiêm trọng…
Cũng theo ông Phú, để lập lại trật tự trong lĩnh vực này, các địa phương cần tăng cường giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường đối với các điểm thu mua phế liệu. Đồng thời, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền tới các chủ cơ sở kinh doanh, nâng cao ý thức bảo đảm cảnh quan môi trường, PCCN đến mọi người dân. Thậm chí đối với những người dân không liên quan đến hoạt động thu mua phế liệu, nhưng sống gần những địa điểm này, nếu như thấy các cơ sở thu mua không đảm bảo độ an toàn, không thực hiện các quy định PCCN thì cần phải báo lên các cơ quan chức năng để can thiệp, bởi như vậy mới có thể bảo vệ sự an toàn cho mình và gia đình và cho cả cộng đồng.
Đạt Đỗ
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15